Bài 6: Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ

Bài 6: Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ

Bài 6: SACCAROZƠ, TINH BỘT VÀ XENLULÔZƠ

A. SACCAROZƠ

I. Tính chất vật lý – Trạng thái tự nhiên:

      * Saccarozơ là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, tan nhiều trong nước, nhiệt độ nóng chảy = 185oC.

      *Có nhiều trong mía ( đường mía), củ cải ( đường củ cải), thốt nốt (đường thốt nốt).

II. Cấu trúc phân tử: 

      CTPT: C12H22O11 .

      Đun nóng với axit vô cơ thu được glucozơ và fructozơ

      Saccarozơ là hợp chất disaccarit do một gốc α-glucozơ kết hợp với 1 gốc β-fructozơ qua nguyên tử oxi.

III. Hóa tính:

      1. Tính chất poli ancol: Phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dd xanh lam

      2. Phản ứng thủy phân:


               C12H22O11  +   H2O              C6H12O6   +   C6H12O6

                                                                                     Glucozơ           Fructozơ

IV.  ĐỒNG PHÂN CỦA SACCAROZƠ :   MANTOZƠ. (MẠCH NHA)

      CTPT:  C1222O11

      Trạng thái tinh thể, phân tử Mantoz gồm 2 gốc α-glucoz liên kết với nhau qua nguyên tử oxi.

      1. Hóa tính:

v  Mantoz có nhóm poliancol nên hòa tan được Cu(OH)2tạo dd xanh lam.

                         2C12H22O11  +  Cu(OH)2            (C12H21­­O11)2Cu   +   2H2O

v  Mantoz có nhóm andehit nên có tính khử ( tráng gương, tạo kết tủa đỏ gạch, mất màu brom )

v Thủy phân mantoz được glucoz.

C12H22O11  +   H2O              2C6H12O6   (Glucoz)

      2. Điều chế: Thủy phân tinh bột nhờ enzim amilaza có trong mầm lúa

B. TINH BỘT

I. Tính chất vật  lý: Là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh. Trong nước nóng > 65oC tinh bột chuyển thành dung dịch keo ( hồ tinh bột )

II. Cấu trúc phân tử - Trạng thái tự nhiên :

a. Tinh bột thuộc loại polisaccarit, Phân tử tinh bột gồm nhiều  mắt xích -glucozơ liên kết với nhau và có CTPT : (C6H10O5)n .

               Các mắt xích -glucozơ liên kết với nhau tạo hai dạng:

-Dạng lò xo không phân nhánh (amilozơ).

-Dạng lò xo phân nhánh (amilopectin).

               Mạch tinh bột không kéo dài mà xoắn  lại thành hạt có lỗ rỗng

b. Tinh bột có nhiều trong các loại hạt ( gạo , mì , ngô...), củ ( khoai, sắn....) hàm lượng tinh bột trong gạo khoảng 80%,  trong ngô khoảng 70%, khoai tây khoảng 20%.

III. Tính chất hóa học:

a) Phản ứng thủy phân: tinh bột bị thủy phân thành glucozơ.

   (C6H10O5)n + nH2O  n C6H12O6

b) Phản ứng màu  với iot:Tạo thành hợp chất có màu xanh tím , đun nóng mất màu xanh tím

                   dùng để nhận biết iot hoặc tinh bột.

IV. Sự tạo thành tinh bột trong cây xanh:

C. XENLULÔZƠ

I. Tính chất vật lí, trạng thái tự  nhiên.

-Xenlulozơ là chất rắn dạng sợi, màu trắng, không tan trong nước và dung môi hữu cơ, nhưng tan trong nước Svayde (dd thu được  khi hòa tan Cu(OH)2 trong amoniac) .

-Bông  có gần 98% xenlulozơ

II. Cấu trúc phân tử:

- Xenlulozơ là một poli saccarit, phân tử do nhiều gốc β-glucozơ liên kết với nhau

- CT :  (C6H10O5)n hay [C6H7O2(OH)3]n có cấu tạo mạch không phân nhánh .

III. Tính chất hóa học:

a) Phản ứng thủy phân:    (C6H10O5)n + nH2O  nC6H12O6

b) Phản ứng với axit nitric  

        [C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3(đặc)    [C6H7O2(ONO2)3]n  +  3nH2O

Xenlulozơ trinitrat rất dễ cháy và nỗ mạnh không sinh ra khói nên được dùng làm thuốc súng không khói.

c) Phản ứng với anhidrit axetic (CH3CO)2O:   XENLULOZƠ TRIAXETAT

dùng sản xuất tơ axetat .

       [C6H7O2(OH)3]n   +  3n(CH3CO)2º    [C6H7O2(OCOCH3)3]n  + 3n CH3COOH

d) Với cacbondisunfua CS2 và NaOH:   dung dịch rất nhớt gọi là visco sản xuất tơ visco

IV. Ứng dụng:  làm vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình, sản xuất tơ sợi, giấy viết, làm thuốc súng, cồn....