BÀI 45: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

BÀI 45: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

BÀI 45: HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG

I. Hoá học và vấn đề ô nhiễm môi trường

1. Ô nhiễm môi trường không khí:

Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ hoặc sự  biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho nó không sạch có bụi có mùi khó chịu làm giảm tầm nhìn.

a. Nguyên nhân gây ô nhiễm:

Có hai nguồn cơ bản gây ô nhiễm không khí

- Nguồn gây ô nhiễm do thiên nhiên

- Nguồn do hoạt động của con người

- Nguồn gây ô nhiễm do con người tạo ra từ:

+ Khí thải công nghiệp: TD (SGK)

+ Khí thải do hoạt động giao thông vận tải , các khí độc hại phát sinh trong quá trình đốt cháy nhiên liệu động cơ.

+ Khí thải do sinh hoạt chủ yếu phát sinh do đun nấu, lò sưởi, sử dụng nhiên liệu kém chất lượng.

Các chất gây ô nhiễm không khí như CO, CO2,

SO2, H2S, CFC, các chất bụi

b. Tác hại của ô nhiễm không khí:

-  Gây hiệu ứng nhà kính

 - Gây mưa axit

- nh hưởng không tốt đến sức khoẻ con người

- nh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động thực vật

2. Ô nhiễm môi trường nước:

- Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.

a. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước.

Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc tự nhiên do mưa bão, tuyết tan, lũ lụt.

Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo chủ yếu do nước thải công nghiệp, hoạt động giao thông, phân bón thuốc trừ sẩutong sản xuất nông nghiệp vào môi trường nước.

+ Tác nhân hoá học gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm các ioncủa kim loại nặng, các anion NO3-, PO43-, SO42-. Thuốc bảo vệ thực vật và phân bòn hoá học.

Tác hại của ô nhiễm môi trường nước 

3. Ô nhiễm môi trường đất:

Khi có mặt một số chất và hàm lượng của chung và vượt quá giới hạn thì tỷ lệ sinh thái đất xẽ bị mất cân bằng và môi trường đất bị ô nhiễm.

Nguồn gây ô nhiễm môi trường đất.

Nguồn gốc do tự nhiên. Nguồn gốc do con người

Ô nhiễm đất do kim loại nặng là do nguồn nguy hiểm đối với hệ sinh thái đất.

Ô nhiễm môi trường đất gây ra những tổn hại lớn trong đời sống và sản xuất.

II. Hoá học với vấn đề phòng chống môi trường

1. Nhận biết môi trường bị ô nhiễm

Quan sát có thể nhận biết môi trường nước không khí bị ô nhiễm qua mùi màu sắc

Xác định bằng các thuốc thử pH của môi trường nước, đất.

Xác định ô nhiễm bằng các dụng cụ đo dùng máy sắc ký các phương tiện đo lường để xác định thành phần khí thải nước thải từ các nhà máy.

2. Vai trò của hoá học trong việc xử lý chất gây ô nhiễm

-         Một số phương pháp xử lí chất thải gây ô nhiễm môi trường

·                  PP hấp thụ: Hấp thụ khí thải bằng nước,dd xut, hoặc dd axit sau đó tái sinh hoặc không tái sinh dd đã hấp thụ

·                  PP hấp phụ: Chất thải được hấp phụ trong: than bùn, phân rác, đất xốp, than hoạt tính sau đó phân hủy bằng pp sinh hóa

·                  PP oxy hóa – khử:Cho khí thải qua dd H2SO4 để hấp thụ amin,amoniac, rồi cho khí qua dd kiềm để hấp thụ axit béo,phenol,…sau đó cho qua dd NaClO để oxy hóa andehyt, H2S, xeton,…