BÀI 34: CROM VÀ HỢP CHẤT CROM

BÀI 34: CROM VÀ HỢP CHẤT CROM

 

BÀI 34: CROM VÀ HỢP CHẤT CROM


A. CROM

I. VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN – CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ

-  Crom ở ô thứ 24, thuộc nhóm VIB, chu kỳ 4 của bảng tuần hoàn

-  Phân bố  electron theo mức năng lượng: 1s22s22p63s23p64s13d5  ==> nguyên tố d.

-  Cấu hình electron nguyên tử : 1s22s22p63s23p63d54s1 hay [Ar]3d54s1    

-  Số electron hóa trị : 6 ==> Cr có số oxi hóa từ +1 → +6, phổ biến là +2, +3, +6

-  Cr có cấu tạo mạng lập phương tâm khối..

II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ:

- Crom màu trắng ánh bạc, rất cứng ( rạch được thủy tinh ) độ cứng chỉ thua kim cương.

- Khối lượng riêng lớn : D = 7,2g/cm3 ==> Cr là kim loại nặng.

-Nhiệt độ nóng chảy cao.: 1890oC

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC:  Crom có tính khử mạnh hơn sắt.

         1. Tác dụng  với phi kim:

·        nhiệt độ thường, crom không phản ứng với oxi vì tạo màng mỏng Cr2O3 mịn, đặc chắc và bền vững bảo vệ Cr.  Cr chỉ phản ứng với Flo.

·        Ở nhiệt độ cao:  phi kim oxi hóa Cr đến số oxi hóa +3:


 

   2. Tác dụng với nước:  không  tác dụng với nước do có màng oxit bảo vệ.

         3. Tác dụng với axit:

                  a. Với HCl, H2SO4 loãng, nóng:    Cr  +  2H+   Cr2+ +  H2     

                                            
                        

Chú ý: Tương tự nhôm, crom không tác dụng với axit HNO3 và H2SO4 đặc, nguội.

                  IV. ỨNG DỤNG – SẢN XUẤT :

         1. Ứng dụng:  * Sản xuất thép không gỉ, thép siêu cứng

                                 * mạ crom lên đồ vật bằng thép để bảo vệ kim loại và tạo vẻ đẹp.

         2. Sản xuất:  Nguyên liệu : Quặng cromit : FeO.Cr2O3 có lẫn Al2O3 và SiO2

          Tách Cr2O3 từ quặng, điều chế Crom bằng phương pháp nhiệt nhôm

                               2Al  +   Cr2O3     2Cr   +  Al2O3 ( độ tinh khiết 97 – 99% )

B. MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA CROM.

I. HỢP CHẤT CROM (III): Cr2O3, Cr(OH)3, CrCl3, NaCrO2, KCrO2.

         1. Crom (III)oxit: Cr2O3 : chất rắn, màu lục thẫm, không tan trong nước

                  Crom (III) oxit có tính lưỡng tính: tan trong dung dịch axit và kiềm đặc. Cr2O3 dùng tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.

                                    Cr2O3  +     HCl        3H2O           + 2CrCl3

                          Cr2O3  +   NaOH ( đặc)     2NaCrO2 + H2O.( giống Al2O3)

                                                                              Natri cromit ( lục đậm )

         2. Crom (III) hidroxit Cr(OH)3 : rắn dạng keo, màu lục xám, không tan trong nước.

                  Cr(OH)3 là một hidroxit lưỡng tính, tan được trong dung dịch axit và dung dịch kiềm

                               Cr(OH)3 +  NaOH     NaCrO­2+2H2O

                               Cr(OH)3 +      HCl      CrCl3+3H2O

         3. Hợp chất crom (III) vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

Giải thích:  Vì ở trạng thái số oxi hóa trung gian, ion Cr3+ trong dung dịch vừa có tính oxi hóa ( trong môi trường axit), vừa có tính khử (trong môi trường baz).

                  Thí dụ:   2CrCl3  +  Zn     ZnCl2  +   2CrCl2

                                   2 Cr3+  +  Zn     2Cr2+  +  Zn2+

                 2 NaCrO2 +  3Br2 +  8NaOH   2Na2CrO4  +  6NaBr  +  4H2O

                     2CrO2  +  3Br2  +  8OH    2CrO42−  +  6Br +  4H2O

II. HỢP CHẤT CROM (VI):  CrO3 , muối cromat Na2CrO4, K2CrO4; muối dicromat K2Cr2O7, Na2Cr2O7 .

         1. Crom (VI) oxit: chất rắn màu đỏ thẫm

                  CrO3 là oxit axit :  CrO3 +  H2O    H2CrO4 ( axit cromic)

                                                  2CrO3  +  H2O →  H2Cr2O7 ( axit dicromic)

                     2 axit này chỉ tồn tại trong dung dịch,không tách ra được ở dạng tự do.

                  CrO3 là chất oxi hóa mạnh.  S, P, C, NH3, C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3

                                                     2CrO3 +  2NH3     Cr2O3 +  N2 + 3H2O

         2. Muối cromat:  CrO4 2−  màu vàng, bền trong môi trường baz. Trong môi trường axit, chuyển đổi thành muối dicromat Cr2O72− màu da cam : 

2Na2CrO4  +  H2SO4  Na2Cr2O7  +  Na2SO4 +  H2O

         3. Muối Dicromat:  Cr2O72− da cam , bền trong môi trường axit. Trong môi trường baz, chuyển đổi thành muối cromat CrO2− vàng.       

Na2Cr2O7  + 2NaOH    2Na2CrO4 + H2O

Như vậy: trong môi trường thích hợp, các muối cromat và dicromat chuyển hóa lẫn nhau theo một cân bằng: 2CrO42−  +   2H+   Cr2O72−  +  H2O

                         ( vàng)                                ( da cam)

         Các muối cromat CrO42− và dicromat Cr2O72− có tính oxi hóa mạnh. Trong môi trường axit, muối crom (VI) bị khử thành muối crom (III): 

          K2Cr2O7  +  6FeSO4 + 7H2SO4 → Cr2(SO4)3 + 3Fe2(SO4)3 + K2SO4 +  7H2O