Bài 10: Amino axit

Bài 10: Amino axit

BÀI 10: AMINOAXIT

 

I. ĐỊNH NGHĨA – CẤU TẠO – DANH PHÁP:

1. Định nghĩa: Amino axit là những hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời  nhóm amino (-NH2) và nhóm cacboxyl (-COOH).

Công thức tổng quát:  (NH2)x – R – (COOH)y

2. Cấu tạo phân tử: Vì nhóm – COOH có tính axit, nhóm – NH2 có tính baz ở trạng thái kết tinh amino axit tồn tại dạng ion lưỡng cực . Trong dung dịch, dạng ion lưỡng cực chuyển một phần nhỏ thành dạng phân tử.

        

 

II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ: 

- Chất rắn dạng tinh thể không màu, vị hơi ngọt.

- Nhiệt độ nóng chảy cao (220 – 300oC), dễ tan trong nước vì chúng tốn tại ở dạng ion lưỡng cực.

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC:

1. Tính chất axit-baz:

a- Với quỳ tím :   (NH2)x – R – (COOH)y   

Khi x=y ta có amino axit trung tính, quỳ tím không đổi màu

Khi x>y ta có amino axit có tính  bazơ, quỳ tím hóa xanh

Khi x<y ta có amino axit có tính axit, quỳ tím hóa đỏ



IV. ỨNG DỤNG:

* α-aminoaxit là cơ sở kiến tạo các loại protein của cơ thể sống.

*  muối mononatri của axit glutamic dùng làm mì chính. Axit glutamic làm thuốc hổ trợ thần kinh.

* Axit 6-aminohexanoic và axit7-aminoheptanoic là nguyên liệu sản xuất nilon-6, nilon-7