BÀI 32: HỢP CHẤT CỦA SẮT

BÀI 32: HỢP CHẤT CỦA SẮT

BÀI 32: HỢP CHẤT CỦA SẮT

 I. HỢP CHẤT SẮT (II): FeO, Fe(OH)2, MUỐI SẮT (II) Fe2+.

      1. Tính chất vật lý:

-  Sắt (II) oxit : FeO là chất rắn màu đen, không có trong tự nhiên , không tan trong nước.

-  Sắt (II) hidroxit :  Fe(OH)2 là chất rắn, màu trắng hơi xanh ( lục nhạt), không tan trong nước.

-  Muối sắt (II) : Fe2+ tan trong nước, kết tinh dạng muối ngậm nước : FeSO4.7H2O;   FeCl2.4H2O

2. Tính chất hóa học:

      a. Tính khử:  Khi tác dụng với các chất oxi hóa mạnh, các hợp chất sắt (II) bị oxi hóa thành hợp chất sắt (III)  ==> Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (II) là tính khử. 

                                     Fe2+ Fe3+ + 1e

* FeO bị oxi hóa bởi HNO3, H2SO4 đặc nóng :
                                                to
3FeO+ 10HNO3(l)  3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O .

Phương  trình ion rút gọn:  3FeO  +  NO3  +  10H+    3Fe3+  +  NO↑  +  5H2O

*  Fe(OH)2 bị oxi hóa bởi oxi trong không khí:

4Fe(OH)2+O2+2H2O→  4Fe(OH)3 ↓ (nâu đỏ)

*  Muối sắt (II) bị oxi hóa thành muối sắt (III) bởi các chất oxi hóa.

FeCl2   +     Cl2       2 FeCl3 ( vàng nâu )

            b. Oxit và hidroxit sắt (II) có tính baz:

                                 FeO + 2HCl →  FeCl2 + H2O                               

                                 Fe(OH)2   +       HCl     FeCl2 + 2H2O

      3. Điều chế:

            a. FeO:  nung Fe(OH)2 không có không khí:  Fe(OH)2       FeO + H2O

                                       khử Fe2O3 bằng CO ở 500oC :     Fe2O3 +   CO    2FeO + CO2

            b. Fe(OH)2: cho dung dịch muối Fe2+ phản ứng với dung dịch kiềm (không có không khí):

                                 Fe2+   +    2OH      Fe(OH)2↓ ( lục nhạt )

                                 FeCl2 +     2NaOH      Fe (OH)2 +  2NaCl

            c. Muối sắt (II):  Cho Fe, FeO, Fe(OH)2 phản ứng với các axit HCl, H2SO4 loãng    Fe2+

                                 Fe +2HCl    FeCl2+ H2                                   

                                 FeO+H2SO4   FeSO4+H2O

                                 Fe(OH)2  + H2SO4    2H2O + FeSO4

                    Dùng sắt khử muối sắt (III)    muối sắt (II) :   Fe  +   FeCl3     3FeCl2

II. HỢP CHẤT SẮT (III) :  Fe2O3; Fe(OH)3; MUỐI SẮT (III) Fe3+

      1. Tính chất vật lý:

-  Fe2O3 là chất rắn màu đỏ nâu, không tan trong nước.

-  Fe(OH)3 là chất rán màu nâu đỏ, không tan trong nước.

-  Muối sắt (III) màu vàng nâu , tan trong nước. Kết tinh ở dạng ngậm nước : FeCl3.6H2O ; Fe2(SO4)3.9H2O

      2. Tính chất hóa học:

            a. Tính oxi hóa: khi tác dụng với các chất khử, hợp chất sắt (III) bị khử thành hớp chất sắt (II) hoặc Fe tự do.:       Fe3+ + 1e     Fe2+    ;         Fe3+  +  3e     Fe

            ==> Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (III) là tính oxi hóa 

*Fe2O3 bị khử bởi H2 , CO, Al   thành hợp chất sắt (II) hoặc Fe

Fe2O3  +   Al     Al2O3+Fe ( phản ứng nhiệt nhôm )

*  Muối sắt (III):  Kim loại có thể khử hợp chất sắt (III) thành hợp chất sắt (II).

2FeCl3  +     Fe     3FeCl2  ;     

2FeCl3  +  Cu      2FeCl2 +CuCl2

Một số hợp chất có tính khử cũng khử được hợp chất sắt (III)

2FeCl3  +  2KI    2FeCl2 +  I2  +  2KCl

FeCl3 + H2S      FeCl2  +  S  +  2HCl

                        b. Oxit và hidroxit sắt (III) có tính baz: Fe2O3 +      HCl       Fe2O3+6HCl  2FeCl3+3H2O

                        Fe(OH)3 +     H2SO4  2Fe(OH)3+3H2SO4  Fe2(SO4)3+ 6H2O

      3. Điều chế:

                        a. Fe2O3 :  Nhiệt phân Fe(OH)3:    Fe(OH)3    Fe2O3+3H2O

            b. Fe(OH)3: Cho dung dịch kiềm tác dụng với muối sắt (III):

                                                           Fe3+  +  3OH     Fe(OH)3

                                 FeCl3  +  3NaOH     3NaCl + Fe(OH)3

            c. Muối sắt (III):  Cho Fe phản ứng với các chất oxi hóa mạnh như Cl2, HNO3. H2SO4 đặc nóng ta thu được muối sắt (III). Hoặc cho Fe2O3, Fe(OH)3 phản ứng với dung dịch axit loãng.

      4, Ưng dụng: FeCl3 dùng làm xúc tác trong tổng hợp hữu cơ ; Fe2O3 dùng pha sơn chống gỉ.