Địa lý lớp 6 - Bài 5: Ôn tập

Địa lý lớp 6 - Bài 5: Ôn tập

 

1. Hệ thống kinh tuyến & vĩ tuyến:         

-  Kinh tuyến: là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam, có độ dài bằng nhau.

-  Vĩ tuyến: là những đường vuông góc với các kinh tuyến, các vĩ tuyến song song với nhau và có độ dài nhỏ dần từ xích đạo về cực.

-  KT gốc: ghi số 00, đi qua Đài thiên văn Grin-uýt nước Anh.

-  VT gốc: ghi số 00, là đường vĩ tuyến lớn nhất (đường xích đạo)

2. Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ:

  Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế.

3. Phương hướng trên bản đồ:

*  Dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến để xác định phương hướng trên bản đồ( có những bản đồ không thể hiện các đường kinh tuyến, vĩ tuyến phải dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc rồi tìm các hướng còn lại)

*  Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lý của 1 điểm:

-  Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc

-  Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ, từ vĩ  tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc( đường xích đạo)

-  Kinh độ và vĩ độ của một điểm  được gọi chung là toạ độ địa lí của điểm đó

-  Viết: kinh độ ở trên, vĩ độ ở dưới.

4. Kí hiệu bản đồ

*  Kí hiệu bản đồ: là những dấu hiệu quy ước (hình vẽ, màu sắc) thể hiện vị trí, đặc điểm của các đối tượng địa lí trên bản đồ.

*  Có 3 loại kí hiệu:điểm, đường, diện tích

*  Độ cao của địa hình được biểu hiện bằng thang màu hoặc đường đồng mức.