Địa lý lớp 6 - Bài 10: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất

Địa lý lớp 6 - Bài 10: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất

 

1. Tác động của nội lực và ngoại lực:

a) Đặc điểm địa hình bề mặt Trái Đất:         

 -  Địa hình bề mặt TĐ rất đa dạng, chỗ cao, chỗ thấp, có nơi gồ ghề, có nơi bằng phẳng, có chỗ thấp hơn mực nước biển.

b)  Nguyên nhân sinh ra các loại địa hình khác nhau trên bề mặt       

- Do sự tác động của 2 lực đối nghịch nhau : đó là nội lực và ngoại lực.

* Nội lực: Là những lực sảy ra bên trong lòng TĐ.

* Ngoại lực: Là những lực sảy ra bên ngoài trên bề mặt TĐ như: gió, nước chảy.

Ngoại lực gồm hai quá trình:

    + Xâm thực, bào mòn.

    + Quá trình phong hoá.

= > Nội lực và ngoại lực là 2 quá trình diễn rất ngược nhau, tác động cũng trái ngược nhau.

+ Nội lực thường làm cho bề mặt Trái Đất gồ ghề, còn ngoại lực thiên về san bằng, hạ thấp địa hình

2. Núi lửa và động đất:            

a) Núi lửa :

- Nguyên nhân: Các vật chất nóng chảy dưới sâu(mắc ma) phun trào ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa

- Các dạng núi lửa gồm:

        + Đang phun.

        + Đã tắt.

- Hậu quả: Núi lửa phun gây tác hại lớn cho vùng lân cận , núi lửa đã tắt tạo thành đất màu mỡ có lợi cho nông nghiệp

b) Động đất:

- Nguyên nhân: Do tác động của nội lực làm cho các lớp đất đá ở gần mặt đất rung động với nhiều mức độ khác nhau

 - Hậu quả:  Nhà cửa cầu cống bị đổ xập, cầu cống, đường giao thông bị phá huỷ…..

c. Giải pháp: 

- Thường xuyên dự báo động đất, ...