Điạ lý lớp 6 - Bài 9: Cấu tạo bên trong Trái Đất

Điạ lý lớp 6 - Bài 9: Cấu tạo bên trong Trái Đất

 

1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất.

- Cấu tạo trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp vỏ, ở giữa là lớp trung gian, trong cùng là lớp lõi.

- Đặc điểm của từng lớp:
+ Lớp vỏ:

  • Độ dày từ 5km đến 70km
  • Trạng thái: Rắn chắc
  • Lớp vỏ mỏng nhất, nhưng có vai trò rất  quan trọng vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội là người
  • Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, nhưng chỉ đạt tới 1000°C 
+ Lớp trung gian: 
  • Độ dày gần 3000km
  • Có thành phần vật chất ở trạng thái dẻo quánh là nguyên nhân gây nên sự di chuyển các lục địa trên bề mặt Trái Đất
  • Nhiệt độ từ 1500°C - 4700°C 
+ Lớp nhân ( lõi ): 
  • Độ dày trên 3000km
  • Trạng thái: Lỏng ở ngoài, rắn ở trong
  • Nhiệt độ cao nhất khoảng 5000°C
 

2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất.

- Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi một số địa mảng nằm kề nhau.

- Vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất nhưng lại hết sức quan trọng vì đó là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên của Trái Đất như không khí, nước, các sinh vật và cả xã hội loài người.