Bài 56: CÁC TÁC DỤNG CỦA ÁNH SÁNG

Bài 56: CÁC TÁC DỤNG CỦA ÁNH SÁNG

I- Tác dụng nhiệt của ánh sáng.

1. Tác dụng nhiệt của ánh sáng là gì?

C1: - Ánh sáng chiếu vào cơ thể làm cho cơ thể nóng lên .

- Ánh sáng chiếu vào quần, áo ướt sẽ cho quần áo mau khô.

- Chạy điện ở bệnh viện chiếu ánh sáng vào cơ thể chỗ nào thì chỗ đó sẽ nóng lên.

* Nhận xét:  Ánh sáng chiếu vào các vật sẽ làm chúng nóng lên, Khi đó năng lượng ánh sáng sẽ bị biến thành nhiệt năng. Đó là tác dụng nhiệt của ánh sáng.

2. Nghiên cứu tác dụng nhiệt của ánh sáng trên vật màu trắng và màu đen.

a) Thí nghiệm.

 Bảng 1: (Bảng phụ)

b) Kết luận.

C3: * Trong cùng một thời gian,với cùng một nhiệt độ ban đầu và cùng một diều kiện chiếu sáng thì nhiệt độ của tấm kim loại khi bị chiếu sáng mặt đen tăng nhanh hơn nhiệt độ của tấm kim loại đó khi bị chiếu sáng mặt trắng.

II- Tác dụng sinh học của ánh sáng.

Ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định ở một số sinh vật. Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng.

C4: Các cây cối thường ngả hoặc vươn ra chỗ có ánh sáng mặt trời.

C5: Nên cho trẻ nhỏ tắm nắng buổi sáng sớm để thân thể được cứng cáp.

III- Tác dụng quang điện của ánh sáng.

1. Pin mặt trời.

- Pin mặt trời là nguồn điện có thể phát ra điện khi có ánh sáng chiếu vào nó.

C6: Máy tính bỏ túi, đồ chơi trẻ em,....

Pin mặt trời đều có 1 cửa sổ để chiếu ánh sáng vào.

C7:

+ Muốn cho pin phát điện, phải chếu ánh sáng vào pin.

+ Khi pin hoạt dộng thì nó không nóng lên hặc chỉ nóng lên không đáng kể. Do đó pin hoạt động được không phải do tác dụng nhiệt của ánh sáng.

2. Tác dụng quang điện của ánh sáng.

Pin mặt trời là pin quang điện. Tác dụng của ánh sáng lên pin quang điện gọi là tác dụng quang điện.

IV- Vận dụng.

C8: Acsimet đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng.

C9: Bố mẹ nói đến tác dụng sinh học của ánh sáng.

C10: mùa đông mặc quần áo tối màu để hấp thụ tốt năng lượng của ánh sáng để ấm hơn. Còn mùa hè mặc quần áo sáng màu để ít hấp thụ năng lượng của ánh sáng để mát.