Bài 33: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

Bài 33: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

I. Chiều của dòng điện cảm ứng:

1. Thí nghiệm: SGK

C1: + Khi đưa nam châm từ ngoài vào trong (từ thông tăng) đèn 1 sáng.

       + Khi đưa nam châm từ trong ra ngoài (từ thông giảm) đèn 2 sáng.

=> Chiều dòng điện trong 2 trường hợp trên là ngược nhau.

2. Kết luận:

Khi số đ­ường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn tăng thì dòng điện cảm ứng có chiều ngư­ợc lại với chiều của dòng điện cảm ứng khi số đ­ường sức từ xuyên 

qua tiết diện S của cuộn dây dẫn giảm.

3. Dòng điện xoay chiều:

    Dòng điện luân phiên đổi chiều như trên gọi là dòng điện xoay chiều.

II. Cách tạo ra dòng điện xoay chiều:

               Có hai cách:

1. Cho nam châm quay trư­ớc cuộn dây dẫn kín:

C2: Khi cực N của nam châm lại gần cuộn dây thì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây tăng. Khi cực N của nam châm ra xa cuộn dây thì số đường sức từ qua S giảm. Vậy dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện xoay chiều.

2. Cho cuộn dây quay trong từ trường của nam châm:

C3: Khi cuộn dây quay từ vị trí 1 sang vị trí 2 từ thông tăng, khi cuộn dây quay tiếp từ thông giảm. Nếu cuộn dây quay liên tục thì từ thông luân phiên tăng giảm liên tục. Vậy dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là dòng điện cảm ứng xoay chiều.

3. Kết luận:

    Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín khi nam châm quay trư­ớc cuộn dây hay cuộn dây quay trong từ trường .

III. Vận dụng:

 C4:   Khi khung quay trên nửa vòng tròn thì đ­ường sức từ qua khung tăng một trong hai đèn LED sáng. Trên nửa vòng tròn sau số đường sức từ giảm, đèn kia lại sáng.