Bài 53: SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG

Bài 53: SỰ PHÂN TÍCH ÁNH SÁNG TRẮNG

I- Phân tích một chùm sáng trắng bằng lăng kính.

1. Thí nghiệm 1:

- Lăng kính là một khối trong suốt có 3 gờ song song.

Thí nghiệm 1:

Kết quả: Ánh sáng chiếu đến lăng kính là ánh sáng trắng - Quan sát phía sau lăng kính thấy một dải ánh sáng nhiều màu.

C1: Dải màu từ đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

2.Thí nghiệm 2:

 a) Mục đích TN: Thấy rõ sự tách các dải màu riêng rẽ.

- Cách làm TN: Dùng các tấm lọc màu để chắn chùm sáng.

Kết quả: Khi chắn khe K bằng tấm lọc màu đỏ thì ta thấy có vạch đỏ, bằng tấm lọc màu xanh có vạch xanh; hai vạch này không nằm cùng một chỗ.

b) Mục đích TN: Thấy rõ sự ngăn cách giữa dải màu đỏ và giải màu xanh.

- Cách làm TN: Dùng tấm lọc nửa đỏ, nửa xanh để có thể quan sát được đồng thời vị trí của hai dải sáng màu đỏ và màu xanh.

Kết quả: Khi chắn khe K bằng tấm lọc nửa trên màu đỏ, nửa dưới màu xanh thì ta thấy đồng thời cả hai vạch đỏ và xanh nằm lệch nhau.

- Nhận xét: Ánh sáng màu qua lăng kính vẫn giữ nguyên màu đó.

C3: Trong chùm sáng trắng có chứa sẵn các ánh sáng màu. Lăng kính chỉ có tác dụng tách các chùm sáng màu đó ra, cho mỗi chùm sáng đi theo một phương vào mắt.

C4: Trước lăng kính ta chỉ có 1 dải sáng trắng. Sau lăng kính ta thu được nhiều dải sáng màu. Như vậy, lăng kính đã phân tích từ dải sáng trắng nói trên ra nhiều dải sáng màu, nên ta nói TN1 SGK là TN phân tích ánh sáng trắng.

3.Kết luận: (SGK - 140).

II- Phân tích một chùm sáng trắng bằng sự phản xạ trên đĩa CD.

1. Thí nghiệm 3:

Quan sát mặt ghi của đĩa CD dưới ánh sáng trắng. 

C5: Trên đĩa CD có nhiều dải màu từ đỏ đến tím.

C6: Ánh sáng chiếu tới đĩa CD là ánh sáng trắng.

- Ánh sáng từ đĩa CD đến mắt ta là ánh sáng màu (đỏ → tím).

- Ánh sáng qua đĩa CD → phản xạ lại là những chùm ánh sáng màu → TN 3 cũng là TN phân tích ánh sáng trắng.

2. Kết luận: (SGK - 140)

III- Kết luận chung.

(SGK - 141)

IV- Vận dụng.

C9: Bong bóng xà phòng, váng dầu,…