Bài 34: MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU

Bài 34: MÁY PHÁT ĐIỆN XOAY CHIỀU

I. Cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều:

1. Quan sát: SGK

C1: Cả hai loại máy đều có hai bộ phận chính là cuộn dây và nam châm.

Khác nhau là: ë hình 34.1 Stato là nam châm, Rôto là cuộn dây dẫn có thêm bộ góp điện (gồm : vành khuyên và thanh quét). Ở hình 34.2 Rôto là nam châm, Stato là cuộn dây.

C2: Khi cho nam châm hoặc cuộn dây quay thì số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn luân phiên tăng, giảm. Thu được dòng điện xoay chiều trong các máy trên khi nối hai cực của máy với các dụng cụ tiêu thụ điện.  

2. Kết luận:

 - Các máy phát điện xoay chiều đều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn.

 - Một bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại có thể quay đư­ợc gọi là rô to.

II. Máy phát điện xoay chiều trong kỹ thuật:

1. Đặc tính kỹ thuật:

     Cư­­ờng độ dòng điện đến 2000A, hiệu điện thế xoay chiều đến 25000V, tần số 50Hz.

2. Cách làm quay máy:

     Dùng động cơ nổ, dùng tua bin n­­ước, dùng cánh quạt gió, ….

III. Vận dụng:

C3: Đinamô và máy phát điện trong kỹ thuật có các điểm giống nhau là: Đều có nam châm và cuộn dây, khi một trong hai bộ phận quay thì xuất hiện dòng điện xoay chiều.

Khác nhau:  Đinamô có kích th­­ước nhỏ hơn, công suất phát điện nhỏ hơn, hiệu điện thế, cư­ờng độ dòng điện ở đầu ra nhỏ hơn.