Bài 35: CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU ĐO CƯỜNG ĐỘ VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU

Bài 35: CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU ĐO CƯỜNG ĐỘ VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU

I. Tác dụng của dòng điện xoay chiều:

C1:

- Tác dụng nhiệt

- Tác dụng quang học.

- Tác dụng từ.

II. Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều:

1. Thí nghiệm:SGK

C2:

- Trường hợp sử dụng dòng điện không  đổi: Nếu lúc đầu cực N của thanh nam châm bị hút thì khi đổi chiều dòng điện nó sẽ bị đẩy và ngược lại.

- Khi dùng dòng điện xoay chiều, thì cực N của nam châm lần lượt bị hút, đẩy. Nguyên nhân là do dòng điện luân phiên đổi chiều.

2. Kết luận:

     Khi dòng điện đổi chiều thì lực từ của dòng điện tác dụng lên nam châm cũng đổi chiều.

III. Đo c­­ường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều:

1. Quan sát TN của giáo viên: 

2. Kết luận:

     Để đo cư­­ờng độ dòng điện và hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều ta dùng vôn kế và am pe kế có ký hiệu là AC hoặc (~).

     Kết quả đo không đổi khi ta đổi chốt của phích cắm vào ổ lấy điện.

IV. Vận dụng

C3: Sáng nh­­ư nhau, vì hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điện xoay chiều t­ương đương với hiệu điện thế của dòng điện một chiều có cùng giá trị.

C4: Có. Vì dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây của nam châm điện tạo ra một từ tr­­ường biến đổi, các đư­ờng sức từ của từ tr­­ường trên xuyên qua tiết diện S của cuộn dây B biến đổi. Do đó trong cuộn dây B xuất hiện dòng điện cảm ứng.