Bài 5: ĐOẠN MẠCH SONG SONG

Bài 5: ĐOẠN MẠCH SONG SONG

I. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch mắc song song:

1.Nhớ lại kiến thức lớp 7

- Đối với đoạn mạch song song, cường độ dòng điện chạy qua mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua các mạch rẽ:

I = I1 + I2 +...+In

- Hiệu điện thế giũa hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ

U = U1 = U2 =...=Un

2. Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song.

C1: R1 mắc song song với R2. Ampe kế đo cường độ dòng điện chạy trong mạch chính. Vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở và cả mạch.

C2:       I1= U1/R1

            I2 = U2/R2

Mà :     U1 = U2     ( song song )

            {I_{1}}^{} . {R_{1}}^{} = {I_{2}}^{} .{R_{2}}^{}
           
            \frac{I1}{I2} = \frac{R2}{R1}
 

II. Điện trở tương đương của đoạn mạch song song:

1.Điện trở tương đương :

2.Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song

Từ công thức định luật Ôm:        I = \frac{U}{Rtd}

Suy ra:   I= \frac{U1}{R1};       I2\frac{U2}{R2} 

Mà : I  = I+  I2


Hay \frac{U}{Rtd} = \frac{U1}{R1} + \frac{U2}{R2}                           

Vì   :  U  =U1 =U2

Nên: \frac{1}{Rtd} = \frac{1}{R1} + \frac{1}{R2} .

 

3.Kết luận

Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song thì nghịch đảo của điện trở tương đương bằng tổng các nghịch đảo của từng điện trở thành phần.

*Chú ý:

+Nếu đoạn mạch có n điện trở mắc song song thì : 
+ Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song,cường độ dòng điện qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với điện trở đó:               

+ Các thiết bị điện thường được mắc song song với nhau khi chúng có cùng hiệu điện thế định mức. Khi đó, các thiết bị điện này hoạt động bình thường và độc lập đối với nhau.  

III/ Vận dụng

C4 .Quạt trần và đèn có cùng hiệu điện thế định mức 220V nên chúng được mắc song song với nhau với nguồn 220V để chúng hoạt động bình thường.

- Nếu đèn không hoạt động thì quạt vẫn hoạt động bình thường. Vì quạt vẫn được mắc vào hiệu điện thế 220V