Bài 36: Luyện tập Hiđrocacbon thơm

Bài 36: Luyện tập Hiđrocacbon thơm

LUYỆN TẬP HIDROCACBON THƠM.

I. Kiến thức cần nắm vững:

1. Danh pháp:

a. Hệ thống:

Số chỉ vị trí của nhóm ankyl + tên ankyl + benzen.

Tổng số chỉ vị trí: nhỏ nhất.

Tên ankyl: gọi theo bảng chữ cái.

b. Thay thế:

1,2 thay bằng ortho

1,3 thay bằng meta

1,4 thay bằng para


 

c. Thông thường: toluen, các xilen.

2. Tính chất hóa học:

a. Phản ứng thế: (thế nguyên tử hiđro)

- Nhánh ( ankyl ): nhiệt độ. Vd: Brom khan.

- Vòng: bột sắt.

Vd: halogen, axitric.

- Quy tắc thế:

Các ankyl benzen dễ tham gia phản ứng thế nguyên tử hiđro của vòng benzen hơn benzen và sự thế ưu tiên ở vị trí ortho và para so với nhóm ankyl.

b. Phản ứng cộng:

- Nhánh ( có liên kết đôi, ba)

Vd: dung dịch Br2, HBr, H2O.

- Vòng: tạo vòng no.

Vd: Hiđro.

c. Phản ứng oxi hóa:

- Hoàn toàn : phản ứng cháy.

- Không hoàn toàn: ( phản ứng với dung dịch KMnO4 )

+ Vòng: không tác dụng. Bền với tác nhân oxi hóa là dung dịch KMnO4.

+ Nhánh:

. No ( ankyl ): nhiệt độ cao.

. Không no: nhiệt độ thường.

II. Bài tập vân dụng:

Bài 1: Viết CTCT và gọi tên các đồng phân của hidrocacbon thơm có CTPT là C8H10 và C8H8 ?Trong số các đồng phân đó, đồng phân nào tác dụng được với dd Brôm, hidro bromua?

Giải

·        Với C8H10 viết được 4 đồng phân với tên gọi là :

(1) etylbenzen.

(2) 1,2-dimetylbenzen

hay o-dimetylbenzen , o-xilen.

(3) 1,3-dimetylbenzen

hay m-dimetylbenzen , m-xilen.

(4) 1,4-dimetylbenzen

hay p-dimetylbenzen , p-xilen.

·        Với C8H8 viết được 1 đồng phân là vinylbenzen hay styren.

·        Stiren tác dụng được với dd Br2 và HBr.

Bài 2: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt ba bình dựng các chất lỏng : benzen, stiren, toluen và hex-1-in ?

Giải

- Lấy mẫu thử, thêm dd AgNO3/NH3 vào ta nhận ra hex-1-in : tạo kết tủa vàng.

- Các mẫu thử còn lại thêm dd KMnO4 ở nhiệt độ thường ta nhận stiren và toluen ở nhiệt độ cao : làm nhạt màu dd thuốc tím và có kết tủa đen xuất hiện.

Bài 3: Cho 23,0 kg toluen tác dụng với hh axit HNO3 đặc, dư (xt H2SO4 đặc) . Cho rằng toàn bộ toluen chuyển hết thành 2,4,6-trinitrotoluen (TNT), hãy tính khối lượng TNT thu được và lượng HNO3 dã dùng.

Ptpư :

C6H6 + HNO3 -H2SO4-> C6H5NO2  + H2O.

                                                    

Khối lượng TNT thu được là:

       (23,0.227,0)/92,0 = 56,75 kg.

Khối lượng axit HNO3 cần dùng là :

       (23,0.189,0)/92,0 = 47,25 kg.

Bài 4: Hidrocacbon X ở thể lỏng có %(m) H = 7,7%. X tác dụng được với dd Br2 > Công thức phân tử của X là :

A. C2H2        B. C4H4

C. C6H6       D. C8H8

Giải

- CTTQ : CnH2n - 6

- Theo đề ta có :

12n/(14n-6) = 91,31/100

→ n = 7.

- CTPT X là C7H8.

- CTCT : C6H5-CH3 : toluen.