Bài 4: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Bài 4: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

I. Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li:

1.Tạo thành chất kết tủa:

Thí nghiệm giữa 2 dung dịch Na2SO4 và BaCl2: thấy có kết tủa trắng xuất hiện:

Phương trình phản ứng:

Na2SO4 + BaCl2 BaSO4↓ + 2NaCl.

Phương trình ion thu gọn: 

      SO42- + Ba2+ → BaSO­4↓.

Bản chất của phản ứng là sự kết hợp của hai ion SO42- và Ba2+ để tách ra dưới dạng chất kết tủa.

 

2. Tạo thành chất điện li yếu:

a. Tạo thành nước: 

Thí nghiệm giữa 2 dd NaOH 0,10M (có phenolphtalein) và dd HCl 0,10M: thấy màu hồng của dd biến mất.

PTPT: NaOH + HCl → NaCl + H2O

Do: H+ + OH- → H2O (điện li yếu)

Các hidroxit có tính bazơ yếu tan được trong các axit mạnh ,

VD:

Mg(OH)2(r) + 2H+ Mg2+ + H2O.

b. Tạo axit yếu:

Thí nghiệm giữa 2 dd CH3COONa và HCl : thấy dd thu được có mùi giấm:

Phương trình phản ứngCH3COONa + HCl → CH3COOH + HCl

Do: CH3COO- + H+ → CH3COOH (điện li yếu)

Pt ion thu gọn:

         CH3COO- + H+ → CH3COOH

* Bản chất của phản ứng là sự kết hợp của các ion để tách ra dưới dạng chất điện li yếu.

 

3. Tạo thành chất khí:

Thí nghiệm giữa 2 dung dịchNa2CO3 và HCl: thấy có sủi bọt khí:

Phương trình phản ứng:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

Do: CaCO3 + 2H+ → Ca2+ + CO2↑+ H2O

Bản chất của phản ứng là sự kết hợp của CO32- và H+ để tạo thành axit kém bền, phân hủy thành khí CO2 thoát ra.

Các muối ít tan như CaCO3, MgCO3 ... cũng tan được trong các dd axit.     

 

II. Kết luận:

1. Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.

2. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau:

- Chất kết tủa.

- Chất điện li yếu.

- Chất khí.