Bài 11: Axit photphoric và muối photphat

Bài 11: Axit photphoric và muối photphat

A. AXIT PHOTPHORIC :

I. Cấu tạo phân tử:

                    
 

II. Tính chất vật lí:

-  Tinh thể trong suốt, tnchảy = 42,50C.

- Háo nước, dễ chảy rữa, tan tốt trong nước.

- Dung dịch thường dùng đặc, sánh, không màu, C% = 85%.

 

III. Tính chất hóa học :

 1. Tính axit: Trong dd phân li theo 3 nấc

 H3PO­4 D H+ + H2PO4-   

 H2PO4- D H+ + HPO42-    

 HPO42- D H+ + PO43-      

→ dd H3PO4 có những tính chất chung của axit và có độ mạnh trung bình

 Nấc 1 > Nấc 2 > Nấc 3

 

2.Tác dụng với bazơ:

 Tùy thuộc vào tỉ lệ số mol mà muối sinh ra là muối axit hoặc trung hòa.

Vd: Tác dụng với NaOH. 

Nếu a=1:

 H3PO4+ NaOH→NaH2PO4 + H2O (1)

Nếu a=2: H3PO4+2NaOH→Na2HPO4+2H2O (2)

Nếu a=3:      

H3PO4+ 3NaOH→Na3PO4 + 3H2O (3)

Nếu 1 < a < 2 xảy ra (1) và (2)

Nếu 2 < a < 3 xảy ra (2) và (3)

 3. H3PO4 không có tính OXH

 

IV. Điều chế và ứng dụng:

1.     Trong phòng thí nghiệm: oxi hóa P bằng HNO3.

5HNO3 loãng +3P+2H2O→3H3PO4+5NO

2.     Trong CN: Từ quặng apatit hoặc photphorit.

Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 đặc→3CaSO4 + 2H3PO4

 

 

V. Ứng dụng:

- Điều chế muối photphat , sản xuất phân lân. Sản xuất thuốc trừ sâu.

- Dùng trong Công nghiệp dược phẩm.

 

B. MUỐI PHOTPHAT:

I. Ví dụ:

* NaH2PO4, NaHPO4, Na3PO4 ...

* Có 3 loại : - đihdrophotphat H2PO4-.

                     - hidrôphtphat HPO42-.

                     - photphat PO43-.

* Muối photphat là muối của axit photphoric.

 

II. Tính tan :

- Muối trung hòa và muối axit của Na, K, NH4+ tan tốt trong nước.

- Với các kim loại còn lại chỉ có muối đihdrophotphat là tan.

 

2. Nhận biết ion photphat:

Thí nghiệm: cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Na3PO4

   3Ag+ +   PO43-   →Ag3PO4 $(màu vàng)

→ dung dịch AgNO3 làm thuốc thử nhận biết muối tan phôtphat