GDCD 6 - Bài 5: Tôn trọng kỷ luật - Kinhcan.vn

GDCD 6 - Bài 5: Tôn trọng kỷ luật - Kinhcan.vn

GDCD 6 - Bài 5: Tôn trọng kỷ luật 

1. Thế nào là tôn trọng kỉ luật?

-Tôn trọng kỉ luật là biết tự chấp hành những quy định chung của tập thể, của tổ chức ở mọi nơi, mọi lúc, chấp hành phân công của tập thể như lớp họp, cơ quan…

2.Ý nghĩa:

- Bản thân: sống tự tin, thoải mái, sáng tạo trong công việc.

- Gia đình nhà trường, xã hội có nề nếp kỉ cương, ổn định và phát triển.

- Bảo vệ lợi ích cộng đồng và lợi ích bản thân.

 - Tôn trọng kỉ luật là trách nhiệm của tất cả mọi người.

3. các câu ca dao, tục ngữ về kỉ luật: 

- Quân pháp bất vị thân

- Nước có vua chùa có bụt.

- Ao có bờ, sông có bến.

- Đất có thổ công, sông có hà bá….

TRUYỆN ĐỌC: GIỮ LUẬT LỆ CHUNG 

Nội dung: Câu chuyện kể về tấm gương Bác Hồ trong việc tôn trọng các quy định pháp luật trong cuộc sống và công việc hàng ngày. 

a. Qua truyện trên, em thấy Bác Hồ đã tôn trọng những quy định chung như thế nào?
Mặc dù thươngf được ưu tiên nhưng Bác Hồ vẫn giữ được thói quen tôn trọng những quy định chung trong cuộc sống, cụ thể:
- Vào chùa bác bỏ dép như những người khác
- Bác dừng xe chờ đèn đỏ như những người khác 
- Bác nhắc nhở người khác (các chú cảnh vệ) tuân thủ nghiêm túc luật lệ chung. 

b. Việc thực hiện các quy định chung nói lên đức tính gì của Bác Hồ?
Việc thực hiện nghiêm túc các quy định chung thể hiện đức tính tôn trọng kỷ luật của Bác.