Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Giáo dục công dân lớp 6 - Bài 18: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

I. Tình huống:

Theo em Phượng có thể đọc thư của Hiền mà không có ý kiến của H có được không? Vì sao?
Trả lời:  Không đọc thư của Hiền vì dù là bạn thân, khi Hiền chưa đồng ý cho đọc.

Em có đồng ý với giải pháp của P là đọc xong rồi dán lại đưa cho H không?
Trả lời:  Không đồng ý vì đó là một hành vi dối trá, xâm phạm đến quyền bí mật về thư tín của Hiền.

Nếu là Phượng em sẽ làm như thế nào?
Trả lời: 
Em sẽ không đọc trộm thư của người khác. Giải thích để Phượng hiểu hành vi bóc trộm thư là không tốt, là hành vi vi phạm pháp luật, ngăn cản Phượng không bóc thư của Hiền nữa.

II. Nội dung bài học:

Quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín  của công dân:

- Quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín  của công dân là quyền cơ bản của công  dân.

- Công dân có quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín :

  • Không ai được được chiếm đoạttự ý mở thư tín, điện tín của người khác, không nghe trộm điện thoại, trừ trường hợp pháp luật cho phép.