GDCD lớp 6 - Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông

GDCD lớp 6 - Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông

1. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến các vụ tai nạn giao thông:

Ý thức của người tham gia GT chưa tốt, đông; đường xấu hẹp; phương tiện GT không đản bảo an toàn…

2. Một số quy định về đi đường:

a/ Người đi bộ:

- Phải đi trên hè phố, lề đường hoặc sát mép đường.

- Nơi có tín hiệu, vạch kẻ đường phải tuân thủ.

b/ Người đi xe đạp:

- Không:

  • Dàn hàng ngang, lạng lách, đánh võng.
  • Đi vào phần đường dành cho người đi bộ.
  • Sử dụng để kéo đẩy xe khác.
  • Mang vác, chở vật cồng kềnh.
  • Buông cả hai tay, đi xe bằng một bánh.
  • Chở ba.
- Phải:
  • Đi đúng phần đường, đúng chiều.
  • Đi bên phải.
  • Tránh bên phải, vượt bên trái.

c/ Trẻ em: Trẻ em dưới 16 tuổi không được lái xe gắn máy, đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3

3. Hệ thống báo hiệu giao thông đường bộ:

a/ Đèn tín hiệu giao thông:

- Đèn đỏ; đèn vàng; đèn xanh

b/ Biển báo hiệu đường bộ:

- Biển báo cấm: Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen.

- Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen.

- Biển báo hiệu lệnh: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng .

- Biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh lam để chỉ các hướng đi hoặc điều cần biết.

- Biển phụ: Hình chữ nhật hoặc hình vuông, được đặt cạnh các biển báo nhằm thuyết minh, bổ sung cho các biển báo.

4. Các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường:

Tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông, hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu của đèn giao thông…

5. Ý nghĩa của việc thực hiện tốt ATGT:

Đảm bảo an toàn giao thông  cho mình và cho mọi người, tránh gây ra tai nạn đáng tiếc xảy ra gây hậu quả đau lòng cho  cho bản thạn và mọi người.

- Đảm bảo cho giao thông được thông suốt trành tình trạng ùn tắc giao thông ảnh hưởng đến mọi hoạt động của xã hội.