GDCD 6 - Bài 4: Lễ độ - Kinhcan.vn

GDCD 6 - Bài 4: Lễ độ - Kinhcan.vn

NỘI DUNG BÀI HỌC:
1. Lễ độ là gì
Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong giao tiếp với người khác. 


2. Ý nghĩa của lễ độ
- Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, quý mến của mình đối với mọi người.
- Lễ độ là biểu hiện của người có văn hoá, có đạo đức, giúp cho quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn, góp phần làm xã hội văn mình

3. Các thành ngữ, tục ngữ liên quan
- Đi thưa về gửi
- Trên kính dưới nhường
- Gọi dạ bảo vâng. 
- Ăn coi nồi, ngồi coi hướng. 


TRUYỆN ĐỌC: EM THUỶ

Tóm tắt: đây là câu chuyện về em Thuỷ một học sinh rất lễ độ. Cách cư xử của Thuỷ đã để lại những ấn tượng rất tốt đẹp trong mắt người khác. 

 a. Em hãy kể lại những việc làm của Thuỷ khi khách đến nhà
- Mời khách vào nhà chơi;
- Giới thiệu khách và người nhà
- Kéo ghế mời khách ngồi
- Pha trà mời bà và mời khách
- Ngồi tiếp chuyện khách
- Tiễn khách và mời khách lần sau tới chơi. 

b. Em có nhận xét gì về cách cư xử của Thuỷ trong truyện.
- Thuỷ rất khéo léo và nhanh nhẹn (mời khách vào, kéo ghế, pha trà ...)
- Thuỷ lễ phép và biết tôn trọng người khác;
- Thuỷ cư xử đúng mực và đã để lại ấn tượng rất tốt đối với khác. 

c. Cách cư xử ấy thể hiện đức tính gì?
Cách cư xử của Thuỷ thể hiện đức tính lễ độ.