TAM ĐẠI CON GÀ

TAM ĐẠI CON GÀ

TAM ĐẠI CON GÀ 

I. Tìm hiểu chung

- Truyện cười có hai loại: truyện khôi hài và truyện trào phúng

Truyện khôi hài chủ yếu nhằm mục đích giải trí.

Truyện trào phúng có mục đích phê phán.

 

II. Đọc hiểu

1. Cái cười

- Nhân vật là anh học trò dốt làm thầy dạy trẻ

- Tình huống thứ nhất:

+ Chữ "kê"        thầy không nhận ra mặt chữ. Học trò hỏi gấp, thầy nói liều " Dủ dỉ là con dù dì".

+ Dủ dỉ đâu phải là chữ Hán, mà trên đời này làm gì có con vật nào là dủ dỉ.

+ Thầy đã dốt lại liều lĩnh

+ Rõ ràng anh ta vừa thiếu kiến thức sách vở vừa thiếu kiến thức thực tế. Cái dốt đã được định lượng.

- Tình huống thứ hai:

Thầy giấu dốt và sĩ diện. " Thầy cũng khôn sợ nhỡ sai người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khe khẽ".

+ Rõ ràng anh ta cũng thận trọng trong việc giấu dốt.

+ Anh ta dùng cái láu cá để gỡ bí.

+ Đó là cách giấu dốt.

- Tình huống thứ ba:

+ Thầy tìm đến thổ công: Xin ba đài âm dương đều được. Thầy đắc ý "Bệ vệ ngồi lên giường bảo trẻ đọc to".

+ Cái dốt đã được khuếch đại và được nâng lên.

- Tình huống thứ tư:

Chạm trán với chủ nhà.

+ Thói giấu dốt bị lật tẩy.

+ Thầy nhạo báng cái dốt của thổ công" Mình đã dốt, thổ công nhà nó còn dốt hơn"

+ Thầy đã lòi cái đuôi  dốt, nhưng vẫn còn gượng gạo giấu dốt" Tôi vẫn biết ấy là chữ"kê", mà "kê" nghĩa là "gà", nhưng tôi dạy thế là dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà kia. Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!"

+ Cái dốt nọ lồng vào cái dốt kia. Chẳng những không có con dủ dỉ, mà con công đâu phải cùng nguồn gốc với con gà

·         Chữ "kê' dù nhiều nét, nhưng không khó, nó ở ngay quyển " Tam thiên tự" (3000 chữ) -sách cho trẻ học Hán ngữ, giải nghĩa rõ ràng, có vần dễ thuộc.

 

2. Bản chất cái cười

- Truyện phê phán thói giấu dốt- một tật xấu có thật trong một bộ phận nhân dân. ý nghĩa phê phán đó toát lên từ hành động tức cười của một anh thầy đồ đã dốt mà lại còn muốn giấu dốt, nhưng càng cố tình che giấu một cách liều lĩnh thì sự dốt nát lại càng bộc lộ ra một cách ngây ngô. Anh học trò này lại đi dạy trẻ thì thói xấu đó càng có khả năng gây hậu quả khôn lường.

- Đằng sau sự phê phán đó thiết tưởng những người lao động đầy lương tri, khi xây dựng truyện, còn ngầm ý khuyên răn mọi người- nhất là những người đi học- chớ nên giấu dốt, hẫy mạnh dạn học hỏi không ngừng.

Ghi nhớ:

      Cái dốt không che đậy được, càng giấu càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ. Nghệ thuật gây cười của truyện được khai thác từ mâu thuẫn trái tự nhiên này.