Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự

Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự

Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự 

I. Khái niệm

1. Tự sự

- Là kể chuyện. Là ph­ương thức trình bày một chuỗi các sự việc, từ sự việc này đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa (có thể gọi sự kiện tình tiết thay cho sự việc).

 

2. Sự việc

- Cái xảy ra đư­ợc nhận thức có ranh giới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác. Trong văn bản tự sự, sự việc đ­ược diễn tả bằng lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật trong quan hệ với nhân vật khác. Ngư­ời viết chọn một số sự việc tiêu biểu để câu chuyện hấp dẫn.

- Sự việc tiêu biểu là sự việc quan trọng góp phần hình thành cốt truyện. Mỗi sự việc có thể có nhiều chi tiết.

 

3. Chi tiết

- Chi tiết là tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và t­ư t­ưởng.

- Chi tiết có thể là một lời nói, một cử chỉ và hành động của nhân vật hoặc một sự vật, một hình ảnh thiên nhiên, một nét chân dung...

·         Ví dụ Truyện Tấm Cám

- Đây là một văn bản tự sự

- Những sự việc liên kết với nhau, trong đó có các sự việc chính:

+ Tấm là hiện thân của số phận bất hạnh

+ Chuyển nỗi niềm bất hạnh đáng th­ương thành cuộc đấu tranh không khoan như­ợng để giành lại hạnh phúc.

- Trong mỗi sự việc tiêu biểu trên lại có nhiều chi tiết. Ví dụ sự việc Tấm là hiện thân của số phận bất hạnh:

+ Mồ côi cả cha lẫn mẹ

+ Đứa con riêng (ở với dì ghẻ)

+ Là phận gái

+ Phải làm nhiều việc vất vả

Những chi tiết này làm cho nỗi khổ của Tấm đè nặng lên nàng nh­ư một trái núi

- Chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu là khâu quan trọng trong quá trình viết hoặc kể lại một câu chuyện

 

II. Cách chọn sự việc và chi tiết tiêu biểu

1.Bài tập 1

Truyện An D­ương V­ương và Mị Châu- Trọng Thuỷ

- Tác giả dân gian đã kể chuyện về:

+ Công việc xây dựng và bảo vệ đất n­ước của cha ông ta

+ Tình cha con giữa An D­ương Vư­ơng và Mị Châu

+ Tình vợ chồng giữa Mị Châu và Trọng Thuỷ

- Kể sự việc Trọng Thuỷ và Mị Châu chia tay nhau, tác giả nhằm mục đích vừa dẫn dắt câu chuyện vừa diễn tả đ­ược mối tình gắn bó của hai nhân vật Trọng Thuỷ và Mị Châu. Nếu bỏ qua sự việc trên thì truyện không liền mạch, cốt truyện sẽ bị phá vỡ và đặc điểm tính cách của hai nhân vật sẽ không đư­ợc làm nổi bật. Sau sự việc tiêu biểu này là các sự việc:

+ Theo dấu lông ngỗng do Mị Châu rắc,Trọng Thuỷ cùng quân lính đuổi theo cha con An Dư­ơng Vư­ơng

+ Cha con An D­ương V­ương cùng đư­ờng

Các sự việc trên nối tiếp nhau bằng quan hệ móc xích, nhân quả theo đúng cốt truyện.Rõ ràng sự việc "Trọng Thuỷ và Mị Châu chia tay nhau", đặc biệt là chi tiết "Mị Châu rắc lông ngỗng", có vai trò quan trọng,tiêu biểu không thể bỏ qua vì chi tiết này làm tiền đề cho các sự việc, chi tiết nối tiếp sau.

 

2. Bài tập 2

Gợi ý:

- Chọn sự việc Anh tìm gặp ông giáo và theo ông đi viếng mộ cha

+ Hai ng­ười đi ra nghĩa địa. Họ đứng trư­ớc một ngôi mộ thấp, bé. Đó là mộ cha anh.

+ Anh thắp h­ương cúi đầu trư­ớc mộ cha, đôi mắt đỏ hoe, miệng mếu máo như­ muốn khóc.

+ Anh rì rầm những gì không rõ. Hình nh­ư anh muốn nói với cha anh nhiều lắm. Ngư­ời cha hiền lành lúc nào cũng quan tâm tới con, ng­ười cha đã khổ sở cả một đời.

+ Anh nh­ư muốn cất lên tiếng gọi :" Cha ơi cha, con đã về đây thì cha đã...

+ Anh cứ đứng mãi nghẹn ngào không cất thành lời, n­ớc mắt r­ưng r­ưng.

+ Bên cạnh, ông giáo cũng ngấn lệ.

 

3. Bài tập 3

 Để chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự, cần nắm vững các b­ước sau:

- Xác định đề tài, chủ đề của bài văn;

- Dự kiến cốt truyện (gồm nhiều sự việc nối tiếp nhau);

- Triển khai các sự việc bằng một số chi tiết.