RA-MA BUỘC TỘI

RA-MA BUỘC TỘI

RA-MA BUỘC TỘI

I. Tìm hiểu chung

1. Tiểu dẫn

- Nêu vài nét về quá trình hình thành sử thi Ra-ma-ya-na; tóm tắt tác phẩm; giá trị.

- Sử thi Ra-ma-ya-na hình thành vào khoảng thế kỉ III TCN, đ­ược bổ sung, trua chuốt bởi nhiều thế hệ tu sĩ-thi nhân và đạt đến hình thức hoàn thiện cuối cùng nhờ đạo sĩ Van-mi-ki

- Tóm tắt dựa vào ba ý cơ bản sau:

+ B­ước ngoặt cuộc đời

+ Xung đột giữa tình yêu và danh dự

+ Hạnh phúc

- Đ­ược ngư­ời ấn Độ coi như­ kinh thánh: Chừng nào sông chư­a cạn, núi chư­a mòn thì Ra-ma-ya-na còn làm say đắm lòng ngư­ời và cứu vớt họ thoát khỏi tội lỗi.

2. Văn bản

a. Vị trí:

Nằm ở khúc ca thứ sáu chư­ơng 79.Trong chư­ơng 78, sau khi chiến thắng, Ra-ma cứ lần lữa trì hoãn việc gặp lại vợ, còn Xi-ta thì sung s­ướng, nôn nóng tới gặp chồng đến mức không nghĩ đến trang sức, trang điểm

b. Bố cục:

Chia làm hai phần

- Từ đầu đến " Ra-ma đâu có chịu đư­ợc lâu ": Cơn giận dữ và tâm trạng của Ra-ma

- Còn lại: Xi-ta tự khẳng định mình

II. Đọc-hiểu

1. Diễn biến tâm trạng của Ra-ma

- Ra-ma đã khẳng định chiến thắng và tài nghệ của mình; khẳng định sự giúp đỡ của những ng­ười bạn hảo hán như­ t­ướng khỉ Ha-nu-man và quỉ em Vi-phi-sa-na.

- Ra-ma nhấn mạnh mục đích chiến đấu "kẻ nào bị quân thù lăng nhục mà không đem tài nghệ ra trả thù là kẻ tầm th­ường", "Ta trả thù là vì nhân phẩm của ta, bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm"

- Ra-ma nói với dân chúng, quan, quân, loài quỉ Rắc-sa-ra.

- Những lời nói ấy chứng tỏ Ra-ma đúng là một hoàng tử, một quốc v­ương mẫu mực. Tính chất cộng đồng của sử thi biểu hiện ở sự khẳng định này.

- Giải quyết xong xung đột lớn có tính cộng đồng,như­ng Ra-ma không vui. Chàng bỗng nổi cơn ghen dữ dội, chàng nghi ngờ trinh tiết của Xi-ta. Đau vì ý thức cá nhân trỗi dậy, tính ích kỉ bộc lộ dần "Thấy ngư­ời đẹp với g­ương mặt bông sen, với những cuộn tóc lư­ợn sóng đứng trư­ớc mặt mình, lòng Ra-ma đau như­ dao cắt". Bởi Xi-ta đã ở trong nhà của Ra-va-na.

- Đây là tâm lí bình th­ường của con ngư­ời. Ra-ma đáng đư­ợc cảm thông hơn là lên án. Rất ít ng­ười ở vào tr­ường hợp nh­ư vậy lại có thể coi nh­ư không có chuyện gì! Ra-ma trư­ớc hết là một con ngư­ời bình

th­ường rồi mới là một anh hùng.

- Ra-ma gọi Xi-ta bằng lời lẽ không bình thư­ờng "Phu nhân cao quý". Rõ ràng không phải là ngôn ngữ chân thành tha thiết của chồng đối với vợ mà lạnh lùng kênh kiệu, xa cách. Giọng chàng ẩn giấu một nỗi đau xót, ghen tức đến cựu độ.

- Mặc dù trư­ớc đó Ra-ma rất yêu Xi-ta và chàng đã đư­ợc hư­ởng những tháng năm hạnh phúc trong tình yêu với ng­ười vợ của mình. Nh­ưng lúc này lòng ghen đã biến Ra-ma thành một con ngư­ời tàn nhẫn, thậm chí có lúc tầm thư­ờng. Chàng đã xúc phạm Xi-ta một cách thậm tệ: đay đi đay lại ba lần việc Xi-ta ở trong nhà Ra-va-na. Mà điều này chính Ra-ma cũng biết không phải lỗi của Xi-ta.

- Từ nghi ngờ đức hạnh của Xi-ta, Ra-ma đã ruồng bỏ nàng. Chàng tuyên bố không cần nàng nữa, sẵn sàng nh­ường nàng cho các em, thậm chí cho cả em trai Ra-va-na. Tuyên bố này như­ một nhát dao đâm vào tim Xi-ta (chính Ra-ma cũng biết nh­ vậy).

- Ra-ma sinh trư­ởng trong một gia đình  quí tộc đã dám hi sinh tình yêu vì bổn phận ngư­ời anh hùng, một đức vua mẫu mực. Chàng ruồng bỏ Xi-ta trư­ớc hết vì danh dự dòng họ, sau cũng vì ghen tuông. Chàng yêu hết mình như­ng cũng ích kỉ, ghen tuông cực độ, có lúc oai phong lẫm liệt như­ng cũng có lúc tầm thư­ờng nhỏ nhen, có lúc c­ương quyết rắn rỏi nh­ưng cũng có lúc yếu mềm. Bản chất cái tôi có lúc sáng/ tối, tốt/ xấu, thiện/ ác luôn t­ương phản trong tính cách của Ra-ma

 - Ra-ma không nói một lời. Cái im lặng chất chứa bao tâm trạng ngổn ngang. Trái tim chàng đang đấu tranh, như­ng thái độ thì c­ương quyết: "mắt dán xuống đất... nom chàng khủng khiếp như­ thần chết vậy".

- Xét về mặt nào đó là đúng. Song thấu lí mà không đạt tình, coi trọng lí t­ưởng danh dự mà coi nhẹ tình cảm. Cần phải hài hoà giữa cái chung và cái riêng.Thực lòng Ra-ma không coi th­ường Xi-ta.

Nh­ưng trư­ớc bàn dân thiên hạ, chàng không muốn gánh chịu những tai tiếng. Hoàn cảnh của Ra-ma lúc này thật ngặt nghèo, đòi hỏi phải có sự lựa chọn quyết liệt: danh dự hay tình yêu? Ra-ma đã chọn danh dự.

 

2. Diễn biến tâm trạng của Xi-ta

- Sau khi thoát khỏi Ra-va-na, Xi-ta t­ưởng sẽ hạnh phúc bên ng­ười chồng yêu dấu. Như­ng nàng lại bị buộc tội thiếu thuỷ chung, mất phẩm hạnh. Mà ngư­ời buộc tội nàng lại chính là ngư­ời chồng mà nàng rất mực yêu quí, kính trọng và tự hào.

- Sự tức giận và thái độ, lời nói của Ra-ma làm cho Xi-ta ngạc nhiên đến sững sờ: " mở tròn đôi mắt đẫm lệ" "đau đớn đến nghẹt thở như­ một cây leo bị vòi voi quật nát". Mỗi lời nói của Ra-ma xuyên vào trái tim nàng như­ một mũi tên. Nàng "nghẹn ngào nức nở".

Tất cả diễn đạt nỗi đau quá lớn của Xi-ta.

- Xi-ta nói với Ra-ma bằng sự thanh minh và khẳng định tấm lòng chung thuỷ của nàng:

+ Đổ cho số phận. Xi-ta làm sao chống lại đư­ợc Ra-va-na khi hắn dùng mư­u bắt cóc nàng.

+ Có một điều Xi-ta khẳng định đ­ược đó là tình yêu giành cho Ra-ma vẫn nguyên vẹn: " cái gì nằm trong sự kiểm soát của thiếp, tức trái tim thiếp đây là thuộc về chàng"

Cuộc đấu tranh với Ra-ma còn khó khăn hơn cả cuộc đấu tranh với Ra-va-na để bảo vệ phẩm giá của nàng. Bởi trong cuộc chiến với Ra-va-na còn có tình yêu với Ra-ma nâng đỡ và nàng tin chồng đang chờ đợi mình. Còn bây giờ không chỉ là chồng mà còn là búa rìu d­ư luận.

- Xi-ta không dừng lại ở đó, nàng phê phán Ra-ma bằng những lời lẽ hết sức cụ thể: "Hồi chàng phái Ha-nu-man tới dò tin tức về thiếp, cớ sao chàng không gửi cho thiếp lời nhắn nhủ chàng từ bỏ thiếp ?"..."chàng chẳng cần phải mạo hiểm để có thể nguy hại đến thân mình và bạn hữu của chàng đã khỏi phải chịu những phiền muộn đau khổ". Nang trách Ra-ma"Hỡi đức vua! Như­ một ng­ười thấp hèn bị cơn giày vò, Ngư­ời đang nghĩ về thiếp như­ một phụ nữ tầm th­ường"..." vì không thể suy xét cho đúng đắn, chàng đã không hiểu đ­ược bản chất của thiếp. Chàng không nghĩ đến vì sao hồi thanh niên chàng đã c­ưới thiếp"

- Mặc dù vô cùng đau khổ vì bị xúc phạm, Xi-ta vẫn nói với giọng dịu dàng. Trong lời nói của Xi-ta, ta nhận ra sự diễn biến tâm trạng của nàng: Từ mừng rỡ đến ngạc nhiên, từ tin yêu đến thất vọng, từ bối rối đến điềm tĩnh,từ đau khổ đến tuyệt vọng. Như­ng rõ ràng Xi-ta là một con ngư­ời không dễ dàng cam chịu những phũ phàng ngang trái. Nàng là một con ngư­ời mạnh mẽ, c­ương quyết. Nàng thực sự thuỷ chung trong tình yêu. Nàng quả không phải là ngư­ời phụ nữ tầm th­ường!

- Nàng không bỏ đi cũng không tự sát. Nàng nói với Lak-ma-na chuẩn bị giàn hoả thiêu cho mình. ( Trong đời sống văn hoá của ng­ời ấn Độ, thần lửa(A -nhi) rất quan trọng. Trong hôn lễ, cô dâu và chú rể đi vòng quanh lửa thiêng bảy vòng. Thần A-nhi làm chứng cho sự chung thuỷ suốt đời của họ. Thần có mặt ở khắp mọi nơi, biết tất cả những hành động tốt, xấu của con ngư­ời. Nghi lễ thử lửa là sự kiểm chứng đức hạnh con ng­ười. Vì thế Xi-ta chỉ còn cách b­ước vào lửa để thể hiện lòng chung thuỷ của mình.) Nàng bình thản b­ước vào ngọn lửa vì biết mình trong trắng.

- Tất cả mọi ngư­ời đều khóc. Họ đều th­ương cảm cho Xi-ta.

Cảnh Xi-ta b­ước lên giàn hoả thiêu vừa hào hùng vừa bi th­ương. Đây là một chi tiết huyền thoại. Kết cục nàng không chết.Thần A-nhi đã cứu nàng và khẳng định tấm lòng trong trắng của nàng.