TRAO DUYÊN

TRAO DUYÊN

I. Vị trí đoạn trích

- Đoạn trích mở đầu cuộc lưu lạc đau khổ của Kiều. Sau khi bán mình cho Mã Giám Sinh, ngày mai Kiều phải theo Mã về Lâm Tri. Việc nhà tạm ổn nhưng những lo lắng cho chàng Kim cứ dằn vặt Kiều. Đúng lúc đó Vân thức giấc. Đoạn trích bắt đầu (723-756)

II. Đề tài đoạn trích

- Nói về tình yêu dang dở, nhưng Nguyễn Du đã thể hiện theo cách riêng: Dùng độc thoại

- Trong đoạn này tình yêu dang dở không phải do sự bội bạc mà chính người trong cuộc chủ động chia tay mà lỗi không phải do ai trong cuộc. So với Kim Vân Kiều truyện thì màn trao duyên  Nguyễn Du để sau khi Kiều bán mình. Như thế hợp lí hơn, vì sự đã rồi

- Tình thế trao duyên: Bán mình chuộc cha

III. Đọc-hiểu

1. Tám câu đầu:

- Kiều đã chọn tư thế của người dưới với người trên khi bộc bạch nỗi niềm với Thuý Vân:

Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Bởi với kiều việc nhờ cậy là vô cùng quan trọng và việc này đối với Vân cũng thật hệ trọng. Kiều hiểu rõ với mình, Kim là Lý tưởng nhưng với Vân chưa chắc đã là như vậy

- Sau đó Kiều đã giải bày hoàn cảnh của mình để Vân hiểu hai điều:

+ Kiều rơi vào sự đau đớn vô cùng vì giữa đường đứt gánh tương tư, nên tất cả nhờ cậy vào Vân

+ Kiều kể về mối tình của mình với chàng Kim với tất cả sự nồng nàn tha thiết. Tình yêu đẹp đẽ ấy chị không thể giữ bởi  không thể Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai. Chị đã chọn chữ hiếu, còn chữ tình đành cậy nhờ em. Kiều cũng đã nghĩ cho Vân nhiều lắm: Lấy tình chị em làm đáp số cho tình chồng vợ là Vân phải hy sinh rất nhiều: tuổi trẻ, tình yêu đầu đời. Chính vì thế mà Kiều biết ơn Vân cả khi đã chết

2. Phần còn lại

- Kiều kể về những kỉ niệm của tình yêu Kim-Kiều: Chiếc thoa với bức tờ mây-SGK viết bức vành; phím đàn; mảnh hương nguyền, lò hương...Tất cả gắn với tình yêu Kim-Kiều

- Nàng như đang sống lại cùng quá khứ của tình yêu. Và vì vậy nàng càng đau đớn. Hình ảnh trong quá khứ thật rực rỡ, thật hạnh phúc còn hiện tại thì chia lìa. Sự cách biệt ấy đưa đến cảm nhận về khoảng cách thời gian. Nàng cảm thấy như người sắp chết, đã chết.

- Có rất nhiều từ ngữ phản ánh ý nghĩ này: mai sau trông ra ngọn cỏ lá cây- thấy hiu hiu gió thì hay chị về; hồn còn mang nặng lời thề- nát thân bồ liễu; dạ đài cách mặt khuất lời- rảy xin chén nước cho người thác oan

- Kiều cảm thấy cuộc đời trống trải vô nghĩa khi không còn tình yêu nữa, nàng nghĩ đến cái chết  và cảm thấy đây là cái chết thật oan uổng. Kiều tồn tại trong hiện tại chỉ là thể xác còn tâm hồn nàng đã chết từ khi phải bán mình cho Mã Giám Sinh

- Đoạn thơ khẳng định: Mai sau, nhiều năm sau, bao đời sau chỉ còn một linh hồn trọn vẹn với tình yêu. Tình yêu bất tử trong cuộc đời Kiều

- Kiều không chấp nhận sự thật, nàng đang sống trong thế giới của riêng mình nên những lời nói về hình thức là nói với Vân, nhưng có khi là nói với chính mình, có khi lại chuyển sang nói với Kim Trọng

- Kiều tự trao duyên cho Thuý Vân chính là tự đánh mất tình yêu với Kim Trọng. Tưởng trọn nghĩa với chàng Kim, nhưng thực ra là đã phụ tình: Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây

- Hai câu cuối chính là tiếng nấc của Kiều. Chỉ một chữ phụ mà đã thấy tấc lòng vị tha của Kiều, nàng tự nhận tất cả lỗi về mình. Qua đó ta còn nghe thấy tiếng nấc của Nguyễn Du khi chứng kiến sự tái tê tuyệt vọng, sự nức nở của con tim Kiều

- Về mặt tình cảm: Kiều tha thiết với Kim Trọng, nhưng chữ hiếu buộc nàng phải hi sinh. Mong vẹn toàn với chàng Kim, Kiều nhờ em gái trả nghĩa- đó là về lí trí. Còn con tim hết sức đau đớn, sầu não khổ đau. Trong tâm hồn Kiều thật khó nói rạch ròi lí trí hay tình cảm, nhân cách hay thân phận. Chúng hoà quyện chặt chẽ

Ghi nhớ:

Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thuý Kiều, đồng thời cho thấy tài năng miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du