Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối

Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối

THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ: PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI

I. Luyện tập về phép điệp ( điệp ngữ )

- Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại một yếu tố diễn đạt ( vần, nhịp, từ, cụm từ, câu) nhằm nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật

- Ví dụ:

+ Điệp vần: Bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến-điệp vần eo. Tác dụng: nhấn mạnh sự tĩnh lặng, có gì heo hút của mùa thu nông thôn Việt Nam đương thời.

+ Điệp nhịp: Thơ lục bát thường gieo vần 2/2 hoặc 4/4; nhưng nếu gieo 3/3 mà điệp sẽ thể hiện dụng ý của tác giả.

+ Điệp từ: 

Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển

Xanh trời, xanh của những ước mơ  -           Tố Hữu

+ Điệp cụm từ- ví dụ 1 SGK

+ Điệp câu: Bài Tùng của Nguyễn Trãi

- Phép điệp thường gợi ra những hiệu quả:

+ Tạo âm hưởng

+ Nhấn mạnh ý nghĩa

+Khiến người đọc dễ nhớ
II. Luyện tập về phép đối      

- Phép đối là cách xếp đặt từ ngữ, cụm từ và câu ở vị trí cân xứng nhau để tạo hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm mục đích gợi ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hoà trong diễn đạt nhằm diễn đạt một ý nghĩa nào đó

- Ví dụ:

Chim có tổ/ người có tông-Đối thanh bằng/trắc

Gần mực thì đen/ gần đèn thì sáng- Đối nghĩa

Chó treo/mèo đậy- Đối từ loại

- Phép đối thường gợi ra những hiệu quả:

+ Sự phong phú về ý nghĩa ( tương đồng và tương phản)

+ Sự thống nhất hài hoà về âm thanh

+ Sự cân đối trong xếp đặt, có vẻ đẹp cân xứng về ý nghĩa và âm thanh

+ Tính hoàn chỉnh và dễ ghi nhớ

·        Chú ý:

Không phải cách điệp hay đối nào cũng có giá trị tu từ. Chỉ khi nào người viết có dụng ý nhấn mạnh cảm xúc hoặc gợi hình ảnh, và dụng ý đó được người đọc có thể tiếp nhận thì cách diễn đạt đó mới thực sự là những phép tu từ

Ví dụ:

Tim anh ta đập nhanh hơn và anh ta ăn nhiều bữa hơn, uống nhiều rượu vang hơn và đọc sách nhiều hơn

Đây không phải phép điệp mà chỉ nhằm diễn đạt cho rõ ý