Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ

CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN

NGUYỄN DỮ

I. Tiểu dẫn

1. Nguyễn Dữ

- Quê: Huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

- Xuất thân trong gia đình khoa bảng, từng đi thi và làm quan một thời gian rồi cáo quan về ở ẩn

- Truyền kì mạn lục là tác phẩm nổi tiếng của ông đã được người đời nhận xét là Thiên cổ kì bút

2. Thể loại Truyền kì là thể văn cổ phản ảnh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường

3. Truyền kì mạn lục

Là tác phẩn viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI. Tác phẩm không phải là ghi chép lại những chuyện trong dân gian như tên của nó mà thực sự là sáng tạo của tác giả. Tác phẩm vừa có giá trị hiện thực vừa có giá trị nhân đạo

Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài

II. Đọc- hiểu

1. Sự kiên định chính nghĩa của Ngô Tử Văn

a. Phẩm chất của Ngô Tử Văn

- Là người " khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực"

- Tính cách ấy được thể hiện :

+ Sự tức giận trước việc" hưng yêu tác quái" của tên hung thần và hành động đốt đền trừ hại cho dân

+ Thái độ điềm nhiên không khiếp sợ trước những lời đe doạ của tên hung thần

+ Sự gan dạ trước bọn quỷ Dạ Xoa nanh ác và quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm

+ Thái độ cứng cỏi bất khuất trước Diêm Vương đầy quyền lực

- Những việc làm ấy vừa thể hiện sự khảng khái, chính trực và dũng cảm vì dân trừ hại, vừa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ thần nước Việt

- Ngô Tử Văn chỉ đả phá sự ngu tín vào những thần ác, thần bất chính, chứ không đả phá tập tục thờ cúng thần linh nói chung. Rõ ràng Ngô Tử Văn không đốt đền một cách vô cớ

b. Sự thắng lợi của cuộc đấu tranh của Ngô Tử Văn

- Chức phán sự là chức quan xem xét về các vụ kiện tụng, giúp việc cho người xử án- đó là chức quan thực hiện công lý

- Vì chàng dũng cảm bảo vệ công lý, chính nghĩa. Chàng đã giải trừ được tai hoạ, đem lại an lành cho dân. Diệt trừ tận gốc thế lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và phục hồi danh vị cho Thổ thần nước Việt

- Đây là một sự thưởng công xứng đáng, có ý nghĩa noi gương cho người sau, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác bảo vệ công lý

- Hình ảnh Ngô Tử Văn xuất hiện ở cuối truyện:

..."trong sương mù có xe ngựa đi đến ầm ầm, lại nghe tiếng quát:

-Người đi đường tránh xa, xe quan phán sự!

...người ngồi trên xe chính là Tử Văn"

thật uy phong lẫm liệt!

- Sự chiến thắng của Ngô Tử Văn sau nhiều gian nguy thử thách có ý nghĩa khẳng định niềm tin chính nhất định thắng. Mặt khác, Ngô Tử Văn còn là đại diện cho kẻ sĩ nước Việt; còn tên hung thần vốn là một tên tướng giặc Minh xâm lược, bị bại trận, bỏ xác ở nước ta, nhưng cái hồn tham lam hung ác vẫn tiếp tục quấy nhiễu nhân dân. Đề cao nhân vật Ngô Tử Văn, truyện còn có ý nghĩa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, sự đấu tranh triệt để với cái xấu, cái ác để bảo vệ dân, bảo vệ chính nghĩa

2. Ngụ ý phê phán

- Vì hồn tên tướng giặc kiện Ngô Tử Văn đốt đền

- Giả mạo Thổ thần, làm hại dân, qua mặt Diêm Vương

- Vì các thần ở những đền miếu lân cận ăn của đút nen bao che cho kẻ ác, vì các phán quan của Diên Vương chưa làm việc hết trách nhiệm, không theo sát thực tế

- Như vậy:

+ Đối tượng phê phán trước hết là hồn ma tên tướng giặc xảo quyệt, kẻ đã giả mạo Thổ thần. Kẻ đó lúc sống là giặc xâm lược, lúc chết cũng không từ bỏ dã tâm; sống cũng như chết đều giữ một bản chất thâm lam, hung ác, đáng bị vạch mặt và trừng trị

+ Cũng qua sự việc này truyện còn phơi bày hiện thực đầy rẫy những bất công từ cõi trần đến cõi âm: kẻ ác được sung sướng, người lương thiện chịu oan ức; thánh thần ở cõi âm cũng tham của đút bao che cho kẻ ác và cái ác lộng hành; Diêm Vương và các phán quan đại diện cho công lý cũng bị lấp tai, che mắt

Những hiện thực ở cõi âm chính là hình chiếu những bất công trong xã hội đương thời. Trong đó nhức nhối nhất là nạn bọn tham quan ô lại đã tiếp tay cho kẻ ác, kẻ xấu để gây nên bao nỗi khổ cho người dân lương thiện

- Hãy đấu tranh đến cùng chống cái ác, cái xấu. Chỉ có đấu tranh dũng cảm mới đem lại chiến thắng cho chính nghĩa

3. Nghệ thuật kể chuyện

a. Kết cấu truyện giàu kịch tính

- Chi tiết mở đầu truyện:

Tử Văn-châm lửa đốt đền. Mọi người lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn

đã gây chú ý và dự báo những diễn biến tiếp theo sẽ rất khác thường, thu hút người đọc đi sâu vào truyện

- Câu chuyện được thắt nút dần với những xung đột ngày càng căng thẳng, dẫn đến cao trào:

+ Tử Văn:" thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng, sốt rét" và thấy tên hung thần đến trách mắng đe doạ

+ Thổ thàn đến báo cho Tử Văn biết sự việc đã trở nên nghiêm trọng:" Hắn quyết chống chọi với nhà thầy, hiện đã kiện thầy ở Minh ty" và báo cho Tử Văn biết cách chuẩn bị đối phó

+ Bệnh Tử Văn nặng thêm, rồi bị quỷ sứ bắt đi đến chỗ dành cho những "tội sâu, ác nặng" với quang cảnh rợn người:"gió tanh, sóng xám, hơi lạnh thấu xương" "mấy vạn quỷ Dạ Xoa đều mắt xanh, tóc đỏ, hình dáng nanh ác"

+ Tử Văn bị giải đến trước Diêm Vương, nị Diêm Vương quát mắng, nhưng vẫn bình tĩnh kể đầu đuôi sự việc, "lời rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào"

- Câu chuyện được mở nút: lời Tử Văn được minh chứng, sự thật phơi bày. Công lý được thực hiện: kẻ ác phải đền tội, người lương thiện được phục hồi và đền đáp

III. Chủ đề

Truyện có nhiều ý nghĩa, nhưng trong đó chủ yếu nhất là nhằm đề cao nhân vật Ngô Tử Văn, đại biểu cho người trí thức nước Việt giàu tinh thần dân tộc, chuộng chính nghĩa, dũng cảm, cương trực, dám đấu tranh chống cái ác trừ hại cho dân lành