Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

ÔN TẬP VĂN HỌC DÂN GIAN

I. Nội dung ôn tập

1. Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian:

- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng ( tính truyền miệng )

- Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể ( tính tập thể ) gắn với các sinh hoạt cộng đồng

2. Thể loại

a. Sử thi anh hùng: Tác phẩm tự sự. Kể về cuộc đời và sự nghiệp của các tù trưởng anh hùng, tiêu biểu cho cộng đồng. Dung lượng lớn ( Đăm Săn )

b. Truyền thuyết: Tác phẩm tự sự kể về sự kiện và nhân vật có liên quan tới lịch sử theo xu hướng lí tưởng hoá.

( An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thuỷ )

c. Truyện cổ tích: Tác phẩm tự sự thường miêu tả cuộc đời và số phận bất hạnh của người lương thiện, thể hiện ước mơ đôỉ đời của họ. Thường có yếu tố thần kì ( Tấm Cám )

d. Truyện cười: Tác phẩm tự sự thường rất ngắn gọn dụa vào yếu tố bất ngờ tạo nên tiếng cười. Mang ý nghĩa khôi hài hoặc phê phán ( Tam đại con gà, Nhưng nó phải bằng hai mày )

e. Ca dao: Tác phẩm trữ tình. Thể hiện tình cảm của con người. Có ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa, ca dao hài hước.

g. Truyện thơ: Lời thơ kết hợp với tự sự, dung lượng lớn. Nội dung thường phản ánh mối tình oan nghiệt của đôi nam nữ thanh niên ( Tiễn dặn người yêu )

Lập bảng:

Truyện

dân gian

Câu nói

dân gian

Thơ ca

dân gian

 

Sân khấu

dân gian

Thần thoại

Truyền thuyết

Sử thi

Cổ tích

Truyện cười

 Truyện ngụ ngôn

Truyện thơ

Tục ngữ

Câu đố

Ca dao

 

Chèo

Tuồng

3. Lập bảng so sánh

Thể loại

M/đích

sáng tác

Hình thức lưu truyền

Nội dung phản ánh

Kiểu nhân vật chính

Đặc điểm nghệ thuật

Sử thi (anh hùng)

Ghi lại cuộc sống và ước mơ phát triển cộng đồng của người dân Việt Nam xưa

Hát- kể

Xã hội thời nguyên thuỷ cổ đại đang ở thời công xã thị tộc

Người anh hùng sử thi cao đẹp, kỳ vỹ (Đam –săn)

So ánh, phóng đại, trùng điệp tạo nên những hình tượng hoành tráng hào hùng

.........

...........

..........

............

..........

..........

4. Ca dao thường là lời của người bình dân, thân phận thấp. Thường đề cập tới tình cảm quê hương, gia đình, tình yêu lứa đôi...

Nghệ thuật: hay sử dụng so sánh, ẩn dụ, đối, khoa trương, điệp từ, điệp ngữ...