Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy

TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THUỶ

I. Tìm hiểu chung.

1. Tiểu dẫn.

Có hai nội dung: Đặc trưng truyền thuyết; giới thiệu làng Cổ Loa, di tích đền thờ An Dương Vương, thành Cổ Loa

a. Đặc trưng truyền thuyết

- Là loại truyện dân gian kể về sự kiện có ảnh hưởng đến lịch sử. Nhưng truyền thuyết không phải là lịch sử mà chỉ liên quan đến lịch sử.

- Những câu chuyện trong lịch sử được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ để rồi kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật độc đáo, nhuốm màu sắc thần kì mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường.

b.Làng Cổ Loa, huyện Đông Anh ( Hà Nội )

- Là quần thể lịch sử văn hoá lâu đời. Hiện vẫn còn Đền Thượng thờ An Dương Vương; am thờ Mị Châu và giếng Ngọc; boa quang cụm đền là từng đoạn của thành cổ.

- Toàn bộ di tích là minh chứng cho sự sáng tạo và lưu truyền truyền thuyết thời Âu Lạc

2.Văn bản

a. Xuất xứ

- Trích Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chích quái

- Còn có Thục kỉ An Dương Vương trong Thiên Nam ngữ lục bằng văn vần; Ngọc trai -nước giếng, truyền thuyết đồn đại ở vùng Cổ Loa

- Đọc diễn cảm, sáng tạo,chú ý chuyển đoạn qua sự ngừng giọng

b. Bố cục

Có nhiều cách chia khác nhau. Có thể chia hai, ba, bốn đoạn

Cô giáo chia là hai đoạn:

- Đoạn 1: Tù đầu đến xin hoà

Quá trình xây thành, chế nỏ và bảo vệ đất nước

- Đoạn 2: Phần còn lại

Cảnh nước mất nhà tan và thái độ của tác giả dân gian với từng nhân vật

II Đọc hiểu

1. An Dương Vương xây thành, chế nỏ, và bảo vệ đất nước

- Thành đắp tới đâu lở tới đó;An Dương Vương lập đàn cầu đảo bách thần, giữ mình trong sạch; nhờ cụ già mách bảo, sứ Thanh Giang tức Rùa Vàng giúp nhà vua xây thành thì nửa tháng đã xong

- Do hiểu được công việc xây thành của An Dương Vương là một việc làm có ích trong việc bảo vệ đất nước.

Tác giả dân gian ngưỡng mộ và ca ngợi công lao, vai trò của An Dương Vương

- Sự giúp đỡ thần kỳ của Rùa Vàng nhằm:

+ Lý tưởng hoá việc xây thành

+ Tổ tiên cha ông đời trước luôn ngầm giúp đỡ con cháu đời sau. Con cháu nhờ có cha ông mà trở nên hiển hách. Cha ông nhờ con cháu mà càng rạng danh. Đấy cũng là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam

- Nhà vua cảm tạ Rùa Vàng, nhưng vẫn băn khoăn: "Nếu có giặc thì lấy gì mà chống? "

- Đây là thể hiện ý thức trách nhiệm của người đứng đầu đất nước. Bởi lẽ dựng nước đã khó, giữ nước còn khó hơn nhiều. Xưa nay, dựng nước phải đi đôi với gữ nước.

- Rùa Vàng đã cho móng vuốt. Ta đã chế được nỏ thần. An Dương Vương đã chiến thắng Triệu Đà, bảo toàn được đất nước.

2. Bi kịch nước mất nhà tan, thái độ của tác giả dân gian.

Có được nỏ thần An Dương Vương dễ sinh chủ quan, khinh địch. Thất bại làm cho kẻ thù sắp mưu sâu kế độc

- Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thuỷ, An Dương Vương vô tình đồng ý. Trọng Thuỷ sang ở rể và lấy trộm nỏ thần mang về nước. Triệu Đà cất binh sang xâm lược nước ta. An Dương Vương vẫn điềm nhiên đánh cờ, cười " Đà không sợ nỏ thần sao? "

- Khi gả Mị Châu cho Trọng Thủy, An Dương Vương đã mơ hồ về bản chất ngoan cố của kẻ thù xâm lược, đã mở đường cho con trai đối phương lọt vào làm nội gián trong hàng ngũ của mình. Mặt khác quá tin vào vũ khí chứng tỏ còn có thái độ ỷ lại, tư tưởng chủ quan, khinh địch.

Tất cả những biểu hiện này không nên có ở người đứng đầu dất nước. Sự chủ quan khinh địch của nhà vua đã dẫn đến cảnh nước mất nhà tan. Đây là bài học đánh giá về tinh thần cảnh giác. Nước Âu lạc bị diệt vong lỗi lớn thuộc về cha con An Dương Vương.

- Rùa Vàng là hiện thân của trí tuệ sáng suốt, là tiếng nói phán quyết mạnh mẽ của nhân dân: " Kẻ ngồi sau ngựa chính là giặc đó "

- An Dương Vương tuốt gươm chém Mị Châu - người con yêu quý độc nhất của mình. Đây là thể hiện rõ thái độ, tinh cảm của nhân dân đối với nhà vua. Nhà vua đã đứng trên quyền lợi của dân tộc thẳng tay trừng trị kẻ có tọi, cho dù đó là đúa con lá ngọc cành vàng của mình. Chi tiết này đã để nhân dân gửi gắm lòng kính trọng đối với thái độ dũng cảm của vị anh hùng, sự phê phán thái độ mất cảnh giác của Mị Châu là lời giải thích lí do mất nước nhằm xoa dịu nỗi đau mất nước.

- An Dương Vương không chết, cầm sừng tê bảy tấc theo Rùa Vàng rẽ nước về thủy phủ, bước vào cõi bất tử cùng thần linh.

- Song so với hình ảnh Thánh Gióng về trời, thì An Dương Vương không rực rỡ, hoành tráng bằng. Bởi lẽ An Dương Vương đã để mất nước. Một người ta phải ngước mắt lên mới nhìn thấy; còn người kia phải cúi xuống thăm thẳm mới thấy được. Đây cũng là thái độ của nhân dân dành riêng cho mỗi nhân vật

- Chi tiết này có 2 cách đánh giá:

+ Mị Châu làm vậy là chỉ thuận theo tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ với đất nước.

+ Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp đạo lý.

- Ý kiến 1 là đúng. Nỏ thần thuộc về bí mật quốc gia. Mị Châu đã vi phạm vào nguyên tắc của bề tôi đối với vua cha, đối với đất nước. Nàng đã tiết lộ bí mật quốc gia. Tội chém đầu là phải không oan ức gì:

Có những lỗi lầm phải trả bằng cả kiếp người

Nhưng lỗi lầm em, lại phải trả bằng máu toàn dân tộc

Máu vẫn thấm qua từng trang tập đọc

Vó ngựa Triệu Đà còn đau đến hôm nay

                                                       (Trần Đăng Khoa)

- Đành rằng tình cảm vợ chồng gắn bó tuy hai mà một, nhưng cũng không thể vượt lên trên tình cảm đất nước. Nước mất thì nhà sẽ tan. Việc làm của Mị Châu đã phải trả bằng một giá quá đắt. Lông ngỗng có thể rắc cùng đường, nhưng Trọng Thủy cũng không thể cứu được Mị Châu.

- Với việc để Rùa Vàng kết tội Mị Châu là giặc và nàng bị vua cha chém đầu, nhân dân đã tuyên đọc và thi hành bản án của lịch sử. Cách kết thúc này xuất phát từ truyền thống yêu nước, thiết tha với độc lập tự do của người Việt cổ.

- Tuy nhiên Mị Châu phạm tội không phải là do cố tình. Nàng ngây thơ, trong trắng nhưng bị trọng Thủy lừa dối, nên nhân dân ta đã hư cấu ra những chi tiết ấy để an ủi Mị Châu. Đồng thời thể hiện sự bao dung, niềm thông cảm của nhân dân

- Qua đây ông cha ta muốn nhắn nhủ thế hệ trẻ: Phải luôn đặt quan hệ riêng chung cho đúng mực. Đừng nặng về tình riêng mà quên cái chung. Có những cái chung đòi hỏi con người phải biết hy sinh tình cảm riêng để giữ cho trọn vẹn nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.

- Chi tiết " ngọc trai - nước giếng không phải khẳng định tình yêu chung thủy, bởi lẽ dưới con mắt của nhân dân ta hắn là gián điệp. Hắn vừa có tham vọng chiếm nước ta vừa chiêm trái tim người đẹp. Nhưng xét cho cùng hắn cũng chỉ là nạn nhân của cha hắn mà thôi.

- Hình ảnh " ngọc trai - nước giếng " vừa là một hình ảnh có giá trị thẩm mĩ cao, vừa là một tình tiết đắt giá xét về phương diện tổ chức cốt truyện: nó là sự kết thúc duy nhất hợp lý cho số phận của đôi trai gái. Đó cũng là chi tiết nhằm chứng thực tấm lòng trong sáng của Mị Châu, đồng thời là chứng nhận cho mong muốn hoá giải tội lỗi của Trong Thủy.

- Cốt lõi lịch sử:

+ An Dương Vương xây thành chế nỏ, bảo vệ đất nước.

+ An Dương Vương để mất nước.

- Yếu tố thần kỳ:

+ Hình ảnh Rùa Vàng

+ Bi tình sử Mị Châu - Trọng Thủy và truyền thuyết " Ngọc trai nước giếng "