Bài 17: CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC VÀ CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG

Bài 17: CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC VÀ CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG

Bài 17: CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI  LỰC  VÀ CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG

I. Cân bằng lực của một vật chịu tác dụng của 2 lực.

1. Thí nghiệm.

Vật đứng yên nếu hai trọng lượng P1 và P2 bằng nhau và nếu hai dây buộc vật nằm trên một đường thẳng.

Nhận xét: Hai lực F1 và F2 có cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều

2. Điều kiện cân bằng

Muốn cho một vật chịu tác dụng của 2 lực ở trạng thái cân bằng thì 2 lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.

3. Cách xác định trọng tâm của một vật phẳng, mỏng bằng phương pháp thực nghiệm

-         Buộc dây lần lượt vào hai điểm khác nhau trên vật rồi lần lượt treo lên. Khi vật đứng yên, vẽ đường kéo dài của dây treo. Giao điểm của hai đường kéo dài này là trọng tâm của vật. Kí hiệu trọng tâm là G.

-         Trọng tâm G của các vật phẳng, mỏng và có dạng hình học đối xứng nằm ở tâm đối xứng của vật.

 

II. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song

1. Thí nghiệm

 

-         Dùng hai lực kế treo một vật và để vật ở trạng thái đứng yên.

-         Dùng dây dọi đi qua trọng tâm để cụ thể hoá giá của trọng lực.

-         Ta thấy : Giá của ba lực cùng nằm trong một mặt phẵng và đồng qui tại một điểm.

2. Quy tắc tổng hợp 2 lực có giá đồng quy.

   Muốn tổng hợp hai lực có giá đồng qui tác dụng lên một vật rắn, trước hết ta phải trượt hai véc tơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng qui, rồi áp dụng qui tắc hình bình hành để tìm hợp lực.

3. Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của 3 lực không song song.

Muốn cho một vật chịu tác dụng của ba lực không song song ở trạng thái cân bằng thì :

  + Ba lực đó phải đồng phẵng và đồng qui.

  + Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.