Bài 20: CÁC DẠNG CÂN BẰNG. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ

Bài 20: CÁC DẠNG CÂN BẰNG. CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ

Bài 20: CÁC DẠNG CÂN BẰNG.

CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ MẶT CHÂN ĐẾ

 

I.                  Các dạng cân bằng.

 

  Xét sự cân bằng của các vật có một điểm tựa hay một trục quay cố định.

  Vật sẽ ở trạng thái cân bằng khi trọng lực tác dụng lên vật có giá đi qua điểm tựa hoặc trục quay.

1. Có ba dạng cân bằng là cân bằng bền, cân bằng không bền và cân bằng phiếm định.

  Khi kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một chút mà trọng lực của vật có xu hướng :

     + Kéo nó trở về vị trí cân bằng, thì đó là vị trí cân bằng bền.

     + Kéo nó ra xa vị trí cân bằng thì đó là vị trí cân bằng không bền.

     + Giữ nó đứng yên ở vị trí mới thì đó là vị trí cân bằng phiếm định.

2. Nguyên nhân gây ra các dạng cân bằng khác nhau đó là vị trí trọng tâm của vật.

     + Trường hợp cân bằng không bền, trọng tâm ở vị trí cao nhất so với các vị trí lân cận.

     + Trường hợp cân bằng bền, trọng tâm ở vị trí thấp nhất so với các vị trí lân cận.

     + Trường hợp cân bằng phiếm định, trọng tâm không thay đổi hoặc ở một độ cao không đổi.

II. Cân bằng của một vật có mặt chân đế.

1.     Mặt chân đế.

  Khi vật tiếp xúc với mặt phẳng đở chúng bằng cả một mặt đáy thì mặt chân đế là mặt đáy của vật.

  Khi vật tiếp xúc với mặt phẵng đở chỉ ở một số diện tích rời nhau thì mặt chân đế là hình đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc đó.

2.     Điều kiện cân bằng.

  Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là gí của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế.

3.     Mức vững vàng của sự cân bằng.

  Mức vững vàng của sự cân bằng được xác định bởi độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế. Trọng tâm của vật càng cao và mặt chân đế càng nhỏ thì vật càng dễ bị lật đổ và ngược lại.