Bài 7: SAI SỐ CỦA PHÉP ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÍ

Bài 7: SAI SỐ CỦA PHÉP ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÍ

Bài 7: SAI SỐ CỦA PHÉP ĐO CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÍ

I. Phép đo các đại lượng vật lí. Hệ đơn vị SI.

1. Phép đo các đại lượng vật lí

  Phép đo 1 đại lượng vật lí là phép so sánh nó với đại lượng cùng loại được qui ước làm đơn vị

   Phép so sánh trực tiếp nhờ dụng cụ đo gọi là phép đo trực tiếp.

   Phép xác định 1 địa lượng vật lí thông qua 1 công thức liên hệ với các đại lượng đo trực tiếp, gọi là phép đo gián tiếp.

2. Đơn vị đo

Hệ SI quy định 7 đơn vị cơ bản.

II. Sai số phép đo

1. Sai số hệ thống

Do chính đặc điểm cấu tạo của dụng cụ đo gây ra => Sai số dụng cụ.

2. Sai số ngẫu nhiên

Sự sai lệch do đo không chuẩn, do điều kiện làm thí nghiệm không ổn định, chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài,…

3. Giá trị trung bình

   Sai số ngẫu nhiên làm cho kết quả phép đơ trở nên kém tin cậy. Để khắc phục người ta lặp lại phép đo nhiều lần. Khi đo n lần cùng một đại lượng A, ta được các giá trị khác nhau: A1, A2.­,…, An

   Giá trị trung bình được tính:

4. Cách xác định sai số của phép đo

a. Trị tuyệt đối của hiệu số giữa giá trị trung bình và giá trị của mỗi lần đo gọi là sai số tuyệt đối ứng với lần đo đó

Sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo được tính theo công thức:

b. Sai số tuyệt đối của phép đo là tổng sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ:

' là sai số dụng cụ, thông thường  có thể lấy bằng nửa hoặc 1độ chia nhỏ nhất trên dụng cụ.

5. Cách viết kết quả đo

Kết quả đo đại lượng A được viết dưới dạng:
Trong đó là tổng của sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ

6. Sai số tỉ đối

Sai số tỉ đối của phép đo là tỉ số giữa sai số thuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.

Sai số tỉ đối càng nhỏ phép đo càng chính xác.

7. Cách xác định sai số của phép đo gián tiếp.

- Sai số tuyệt đối của 1 tổng hay hiệu, thì bằng tổng các sai số thuyệt đối của các số hạng.

- Sai số tuyệt đối của một tích hay một thương, thì bằng tổng các sai số tỉ đối của các thừa số.