BÀI 4: SỰ RƠI TỰ DO

BÀI 4: SỰ RƠI TỰ DO

BÀI 4: SỰ RƠI TỰ DO

I. Sự rơi trong không khí và sự rơi tự do

1. Sự rơi của các vật trong không khí.

a) Thí nghiệm:

-             TN1: Thả 1 hòn sỏi và 1 tờ giấy (nặng hơn tờ giấy)

-             TN2: Như TN 1 nhưng tờ giấy vo tròn và nén chặt lại.

-             TN3: Thả 2 tờ giấy cùng kích thước, nhưng 1 tờ để phẳng, 1 tờ vo tròn lại.

-             TN4: Thả hòn sỏi nhỏ và 1 tấm bìa phẳng đặt nằm ngang (nặng hơn hòn sỏi)

b) Kết quả:

-             TN1: Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.

-             TN2: Hai vật nặng nhẹ khác nhau lại rơi nhanh như nhau.

-             TN3: Hai vật nặng như nhau rơi nhanh chậm khác nhau.

-             TN4: Vật nhẹ rơi nhanh hơn vật nặng.
 

c) Kết luận:

- Các vật rơi nhanh hay chậm không phải vì nặng nhẹ khác nhau.

- Sức cản của không khí  là nguyên nhân làm cho các vật rơi nhanh, chậm khác nhau.

2. Sự rơi của các vật trong chân không (sự rơi tự do)

a. Ống Niu-tơn.

b. Kết luận.

  Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.

*Chú ý:  Khi trọng lượng của vật rất lớn so với sức cản của không khí tác dụng lên vật thì ta có thể bỏ qua sức cản không khí và coi vật rơi tự do.

Định nghĩa sự rơi tự do: Sự  rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực

II. Nghiên cứu sự rơi tự do của các vật.

1. Những đặc điểm của chuyển động rơi tự do.

- Phương của chuyển động rơi tự do là phương thẳng đứng (phương của dây dọi)

- Chiều của chuyển động rơi tự do là chiều từ trên xuống dưới.

- Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.

- Công thức tính vận tốc:

                  v = gt 

g: gọi là gia tốc rơi tự do

- Công thức tính quãng đường đi được của sự rơi tự do:

2. Gia tốc rơi tự do.

- Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi tự do với cùng một gia tốc g.

- Gia tốc rơi tự do phụ thuộc vĩ độ.

- Nếu không đòi hỏi độ chính xác cao chúng ta có thể lấy g=9,8m/s2 hoặc g = 10 m/s2