Bài 18: CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH, MOMEN LỰC.

Bài 18: CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH, MOMEN LỰC.

Bài 18: CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH, MOMEN LỰC.

I.                  Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Momen lực.

1.     Thí nghiệm.

-Dụng cụ : đĩa momen, 3 quả nặng, hai dây treo.

- Tiến hành Thí nghiệm:
                      

+ Tác dụng lực F1 bằng cách Treo 2 quả cân lên đĩa(phía bên phải trục quay)

Kết quả: F1 làm đĩa quay theo chiều kim đồng hồ

+Tác dụng lực F2 bằng cách treo 1 quả cân lên đĩa (phía bên trái trục quay)

F2 làm đĩa quay ngược chiều kim đồng hồ.

+Tác dụng đồng thời hai lực F1, F2 vào đĩa.

Đĩa đứng yên.

Nhận xét:

- Lực có tác dụng làm quay.

- Đĩa đứng yên là do: tác dụng làm quay của lực F1 cân bằng với tác dụng làm quay của lực F2.

2.Momen lực.

-         Định nghĩa: Momen lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.

-         Công thức: M=F.d (Đơn vị: N.m)

d: là cánh tay đòn của lực(khoảng cách từ giá của lực đến trục quay)

II.               Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định (hay quy tắc momen lực)

1. Quy tắc.

  Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng thì tổng các mômen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các mômen lực có xu hướng làm vật quay theo chiều ngược lại.

2. Chú ý.

  Quy tắc mômen lực còn được áp dụng cho cả trường hợp vật không có trục quay cố định nếu như trong một tình huống cụ thể nào đó ở vật xuất hiện trục quay.