Bài 12: LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO - ĐỊNH LUẬT HÚC

Bài 12: LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO - ĐỊNH LUẬT HÚC

Bài 12: LỰC ĐÀN HỒI CỦA LÒ XO - ĐỊNH LUẬT HÚC

I. Hướng và điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo.

 -  Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện ở cả 2 đầu của lò xo tác dụng vào các vật tiếp xúc (hay gắn) với nó làm nó biến dạng.

- Lò xo giãn: lực đàn hồi hướng vào trong.

- Lò xo nén: lực đàn hồi hướng ra ngoài.

II. Độ lớn của lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc.

1. Thí nghiệm.

a. Bố trí

b. Kết quả: F ~ Δl

                  (Δl = l - l0)

2. Giới hạn đàn hồi của lò xo.

Mỗi lò xo hay mỗi vật đàn hồi có một giới hạn đàn hồi nhất định.

3. Định luật Húc

Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

Trong đó: k là hệ số đàn hồi hoặc độ cứng của lò xo (N/m)

Δl là độ biến dạng của lò xo. (m)

- Chú ý Δl = l - l0 đối với TH lò xo bị giãn.

Δl = l0 - l TH lò xo bị nén

4. Chú ý:

- Lực đàn hồi ở sợi dây: Là lực căng dây chỉ xuất hiện khi dây bị giãn

+ Điểm đặt và hướng: như lò xo khi bị giãn.

+ Trường hợp các mặt tiếp xúc ép vào nhau: lực đàn hồi vuông góc với mặt tiếp xúc.