BÀI 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

BÀI 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Câu 1: Vì sao sản xuất của cải vật chất là cơ sở của đời sống xã hội loài người?

a. Sản xuất của cải vật chất là điều kiện để tồn tại xã hội.

b. Sản xuất của cải vật chất mở rộng là tiền đề, cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của xã hội.

c. Thông qua hoạt động sản xuất của cải vật chất, bản thân con người ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.

d. Cả a, b, c đều đúng.

D

Câu 2: Sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình gọi là:

a. Sản xuất kinh tế                                          b. Thỏa mãn nhu cầu.

c. Sản xuất của cải vật chất.                           d. Quá trình sản xuất.

C

Câu 3: Xác định đúng đắn vai trò của sản xuất của cải vật chất có ý nghĩa như thế nào?

 

a. Giúp con người biết trân trọng giá trị của lao động và của cải vật chất của xã hội.

b. Giúp con người giải thích nguồn gốc sâu xa của mọi hiện tượng kinh tế - xã hội, hiểu được nguyên nhân cơ bản của quá trình phát triển lịch sử xã hội loài người.

c. Giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về sự sáng tạo và năng lực lao động vô tận của con người trong lịc sử phát triển lâu dài.

d. a và c đúng, b sai.

D

Câu 4: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò như thế nào đến sự tồn tại của xã hội?

 

a. Cơ sở.                     b. Động lực.               c. Đòn bẩy.                d. Cả a, b, c đúng.

A

Câu 5: Sản xuất của cải vật chất giữ vai trò như thế nào đến mọi hoạt động của xã hội?

 

a. Quan trọng.                       b. Quyết định.                       c. Cần thiết.               d. Trung tâm.

B

Câu 6: Yếu tố nào sau đây quyết định mọi hoạt động của xã hội?

a. Sự phát triển sản xuất.     b. Sản xuất của cải vật chất.             c. Đời sống vật chất, tinh thần.   d. Cả a, b, c.

B

Câu 7: Phương án nào sau đây nêu đúng nhất sự khác biệt giữa sức lao động và lao động?

a. Sức lao động là năng lực lao động, còn lao động là hoạt động cụ thể có mục đích, có ý thức của con người.

b. Sức lao động là cơ sở để phân biệt khả năng lao động của từng người cụ thể, còn những người lao động khác nhau đều phải làm việc như nhau.

c. Sức lao động là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.

d. Cả a, b, c đều sai.

C

Câu 8:Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào trong quá trình sản xuất được gọi là gì?

 

a. Sức lao động.                    b. Lao động.              c. Sản xuất của cải vật chất.                       d. Hoạt động.

A

Câu 9: Hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người được gọi là gì?

a. Sản xuất của cải vật chất.                       b. Hoạt động.                         c. Tác động.                           d. Lao động.

D

Câu 10: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là gì?

a. Sức lao động,đối tượng lao động,công cụ lao động.      b. Sức lao động,đối tượng lao động,tư liệu lao động.

c. Sức lao động,công cụ lao động,tư liệu lao động.                d. Sức lao động,tư liệu lao động,công cụ sản xuất.

B