BÀI 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

BÀI 1: CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

 

CÔNG DÂN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Sản xuất của cải vật chất.

a. Thế nào là sản xuất của cải vật chất

Là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.

b. Vai trò của sản xuất của cải vật chất

  - Để duy trì sự tồn tại của con người

  - Con người được cải tạo và hoàn thiện về thể chất và tinh thần

  - Là quá trình hoàn thiện và phát triển các phương thức sản xuất

2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất

a. Sức lao động

 

 - Sức lao động là toàn bộ năng lực thể  chất và tinh thần được con người sử dụng vào quá trình sản xuất

 - Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi các yếu tố tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình

 - Khác nhau giữa sức lao động và lao động

 + Sức lao động mới chỉ là khả năng lao động

 + Lao động là sự tiêu dùng sức lao động

b. Đối tượng lao động

 - Đối tượng lao động có hai loại

 - Đối tượng lao động là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác  động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích  của con người

c. Tư liệu lao động

Khái niệm: Là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người.

 - Tư liệu lao động chia lam 3 loại

   + Công cụ lao động

   + Hệ thống bình chứa

   + Kết cấu hạ tầng

=> Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, sức lao động là yếu tố quan trọng và quyết định nhất.

 

3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

a. Phát triển kinh tế.

Khái niệm: Là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ và công bằng xã hội.

Phát triển kinh tế gồm 3 nội dung:

- Tăng trưởng kinh tế

+ Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số-chất lượng hàng hóa và các yếu tố của các quá trình sản xuất trong một thời gian nhất định.

+ Khác nhau giữa phát triển kinh tế với tăng trưởng kinh tế

  – Tăng trưởng kinh tế là chỉ sự phát triển về mặt kinh tế

  – Phát triển kinh tế là tăng trưởng kinh tế gắn với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội

- Cơ cấu kinh tế hợp lí

+ Cơ cấu kinh tế là mối quan hệ giữa quy mô và trình độ giữa các ngành kinh tế

+ Cơ cấu kinh tế

   – Cơ cấu ngành (quan trọng nhất)

   – Cơ cấu vùng kinh tế (7 vùng kinh tế)

   – Cơ cấu thành phần kinh tế (5 thành phần kinh tế)

+ Muốn xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý thì phải bảo vệ môi trường

- Tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội vì:

+ Tạo điều kiện cho mọi người có quyền bình đẳng trong đóng góp và hưởng thụ

+ Phù hợp với sự phát triển toàn diện của con người và xã hội

+ Làm cho thu nhập thực tế tăng, tăng chất lượng văn hóa, gia đình, y tế, môi trường…

- Khái niệm GNP và GDP

+ GDP (tổng sản phẩm quốc nội) là tổng giá trị tính bằng tiền của H2 và dịch vụ mà một nước sản xuất ra trên lãnh thổ nước đó (cả người trong và ngoài nước) trong một thời gian nhất định.

+ GNP (tổng sản phẩm quốc dân) là tổng giá trị tính bằng tiền của H2 và dịch vụ mà một nước sản xuất ra từ các yếu tố sản xuất của mình (cả trong và ngoài nước) trong một thời gian nhất định.

Như vậy: GNP = GDP + thu nhập ròng từ nước ngoài.

b. Ý nghĩa của phát triển KT đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

- Đối với cá nhân: tạo điều kiện cho mỗi người nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển toàn diện cá nhân.

- Đối với gia đình: là tiền đề, cơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chức năng của gia đình; xây dựng gia đình văn hóa.

- Đối với xã hội:

+ Làm tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện.

+ Tạo điều kiện giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.

+ Là tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững chế độ chính trị, tăng cường hiệu lực quản lí của Nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

+ Là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước tiên tiến trên thế giới; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, mở rộng quan hệ quốc tế, định hướng xã hội chủ nghĩa.