BÀI 3: QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THONG HÀNG HÓA

BÀI 3: QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THONG HÀNG HÓA

QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG SẢN XUẤT VÀ LƯU THONG HÀNG  HÓA

1. Nội dung của quy luật giá trị

Nội dung khái quát: Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó.

a. Trong lĩnh vực sản xuất.

 

 

- Thời gian lao động cá biệt  =  Thời gian lao động cần thiết (thực hiện đúng quy luật giá trị), nên có tác dụng góp phần cân đối và ổn định thị trường.

-Thời gian lao động cá biệt  < Thời gian lao động cần thiết  (thực hiện tốt quy luật giá trị), dẫn đến thiếu hàng hóa trên thị trường.

- Thời gian lao động cá biệt  >  Thời gian lao động cần thiết (vi phạm quy luật giá trị), dẫn đến thiếu hàng hóa trên thị trường.

- Vì vậy: quan hệ hàng-tiền là hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa người sản xuất và tiêu dùng.

b. Trong lĩnh vực lưu thông.

- Việc trao đổi hàng hoá phải dựa trên nguyên tắc thời gian lao động xã hội cần thiết hay ngang giá.

- Giá cả hàng hoá bao giờ cũng vận động xung quanh giá trị hàng hoá hay thời gian lao động xã hội cần thiết.

- Quy luật gía trị yêu cầu –> tổng giá cả hàng hoá sau khi bán = tổng giá trị hàng hoá trong sản xuất

- Quy luật giá trị: là quy luật kinh tế chi phối sự vận động của mối quan hệ giữa thời gian lao động cá biệt và thời gian lao động xã hội cần thiết  của hàng hóa trong sản xuất và lưu thông hang hóa.

2. Tác động của quy luật giá trị.

a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.

- Giá cả > giá trị  thì bán chạy có lãi và mở rộng sản xuất.

- Giá cả < giá trị thì lỗ vốn tức thu hẹp sản xuất hoặc không san xuất hoặc chuyển sang nghề khác

- Giá cả = giá trị có thể tiếp tục sản xuất

Như vậy: thu hút hàng hóa từ nơi có g.cả thấp đến nơi có giá cao từ đó cân bằng hàng hóa giữa các vùng.

b Kích thích LLSX phát triển và NSLĐ tăng lên.

Năng suất lao động tăng thì lợi nhuận tăng từ đó cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề, sử dụng thành tựu khoa học kỹ thuật

c. Phân hoá giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa

- Người Sản xuất A    + Điều kiện SX tốt

                                   + Lao động cá biệt < Loa động xã hội cần thiết

                                   + Tư liệu sản xuất đổi mới, mở rộng sản xuất

                                  => Người đó phát tài, giàu có

- Người Sản xuất  B+ Điều kiện kiện SX không thuận lợi

                                   + Lao động cá biệt > Lao động xã hội cần thiết

                                   + Quản lý kém, rủi ro…

                           => Người đó thua lỗ, phá sản…

Như vậy: quy luật giá trị có tác dụng bình tuyển, đánh giá người sản xuất.

3. Vận dụng quy luật giá trị

a. Về phía Nhà nước

- Đổi mới nề kinh tế thông qua xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Ban hành và sử dụng pháp luật, các chính sách kinh tế để phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá từ đó nâng cao đời sống nhân dân.

- Thực thi chính sách xã hội và sử dụng thực lực kinh tế của Nhà nước để điều tiết thị trường nhằm hạn chế phân hoá giàu nghèo cũng như tiêu cực của xã hội.

b. Về phía công dân

- Điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mặt hàng, ngành sao cho phù hợp với nhu cầu trong và ngoài nước.

- Đổi mới kinh tế - công nghệ, hợp lí hoá sản xuất, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng hàng hoá…