BÀI 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

BÀI 10: NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

- Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, là quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước.

- Về bản chất: nền dân chủ Xã hội Chủ nghĩa là nền dân chủ của quảng đại quần chúng nhân dân, được thực hiện chủ yếu bằng nhà nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

·        Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bắt nguồn từ chính bản chất của chủ nghĩa xã hội, được thể hiện trên 5 phương diện sau:

- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân.

- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Mác-Lê-nin làm nền tảng tinh thần của xã hội.

- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của nhân dân lao động.

- Dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương.

2. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội

a. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực kinh tế.

Nội dung :

- Thực hiện quyền làm chủ của công dân đối với tư liệu sản xuất, trên cơ sở đó làm chủ quá trình quản lí sản xuất và phân phối sản phẩm.

Biểu hiện

- Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần kinh tế.

- Mọi công dân cũng như các thành phần kinh tế đều bình đẳng và tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật.

·        Làm chủ trên lĩnh vực kinh tế là cơ sở củng cố quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực chính trị.

b. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị.

Nội dung :

- Mọi quyền lực thuộc về nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.                                  

Biểu hiện

Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện trước hết ở các quyền sau đây :

- Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội.

- Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương.

- Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

- Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí.

- Quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước.

- Quyền khiếu nại, tố cáo ...

Nghĩa vụ: bảo vệ Tổ quốc, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Ví dụ: đi nghĩa vụ quân sự, đi bầu cử…

c. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hoá

Nội dung :

- Thực hiện quyền làm chủ và bình đẳng của công dân trong lĩnh vực văn hoá .

Biểu hiện

- Dân chủ trong lĩnh vực văn hoá được thể hiện trước hết ở các quyền sau đây

- Quyền được tham gia vào đời sống văn hoá.

- Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hoá, nghệ thuật của chính mình.

- Quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật.

- Giải phóng con người khỏi những thiên kiến lạc hậu, loại bỏ mọi áp bức về tinh thần và đưa văn hoá đến cho mọi người.
- Đồng thời với việc hưởng quyền, công dân có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc

d.  Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội.

Nội dung :

- Đảm bảo những quyền xã hội của công dân.        

Biểu hiện

Dân chủ trong lĩnh vực  xã hội được thể hiện trước hết ở

việc đảm bảo những quyền xã hội sau đây :

- Quyền lao động ;

- Quyền bình đẳng nam, nữ ;

- Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội ;

- Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ .

- Quyền được đảm bảo về mặt vật chất và tinh thần khi không còn khả năng lao động ;

- Quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi, về cống hiến và hưởng thụ của các thành viên trong xã hội.

3. Những hình thức cơ bản của dân chủ.

Dân chủ được thực hiện thông qua hai hình thức cơ bản sau:

a. Dân chủ trực tiếp

- Là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước.

- Hình thức phổ biến của dân chủ trực tiếp:

+ Trưng cầu dân ý

+ Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp

+ Thức hiện sáng kiến pháp luật

+ Làm chủ trực tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản, xây dựng và thực hiện các quy ước, hương ước phù hợp với pháp luật

b. Dân chủ gián tiếp

- Là hình thức dân chủ thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện, cơ quan đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước.

Lập bảng so sánh hai hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp.

- Giống nhau: đều là hình thức của dân chủ. Thể hiện quyền lực thuộc về tay nhân dân.

- Khác nhau:

+ Dân chủ trực tiếp: người dân trực tiếp đóng góp ý kiến và thảo luận các vấn đề của cộng đồng, xã hội.

Mặt hạn chế là tốn nhiều thời gian, tiền của, công sức, và trình độ nhận thức về các vấn đề của mọi người dân không như nhau.

+ Dân chủ gián tiếp: người dân phải thông qua người đại diện để  đóng góp ý kiến và thảo luận các vấn đề của cộng đồng, xã hội.

Mặt hạn chế là phụ thuộc nhiều vào năng lực làm việc và phẩm chất đạo đức của người đại diện.

- Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, cần phải kết hợp sử dụng tốt cả hai hình thức dân chủ trên để phát huy tối đa hiệu quả của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Không nên tuyệt đối hoá một hình thức dân chủ vì như thế sẽ dẫn đến độc đoán, độc quyền hoặc vô tổ chức, vô chính phủ.