BÀI 9. QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU THỜI KỲ “CHIẾN TRANH LẠNH”

BÀI 9. QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU THỜI KỲ “CHIẾN TRANH LẠNH”

Câu 1. Quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã có sự chuyển biến như thế nào?

A. Chuyển từ đối đầu sang đối thoại.

B. Hợp tác với nhau trong việc giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn.

C. Từ hợp tác với nhau trong chiến tranh chuyển sang đối đầu.

D. Từng là đồng minh trong chiến tranh chuyển sang đối đầu và đi đến tình trạng chiến tranh lạnh.

D

Câu 2. Sự kiện khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên cuộc “Chiến tranh lạnh” là sự ra đời của

A. “Học thuyết Truman”.

B. “Kế hoạch Mácsan”.

C. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

D. chiến lược “Cam kết và mở rộng”.

A

Câu 3. “Kế hoạch Mácsan” (6/1947) của Mĩ còn có tên gọi khác là

A. “Kế hoạch phục hưng châu Âu”.

B. “Kế hoạch khôi phục châu Âu”.

C. “Kế hoạch phát triển châu Âu”.

D. “Kế hoạch tái thiết châu Âu”.

A

Câu 4. Một trong những mục đích của Mĩ khi đề ra “Kế hoạch Mácsan” (1947) là tập hợp các nước Tây Âu vào

A. liên minh kinh tế đối lập với các nước xã hội chủ nghĩa.

B. liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.

C. liên minh chính trị chống Liên Xô và các nước Đông Âu.

D. tổ chức chính trị-quân sự chống lại phe xã hội chủ nghĩa. 

B

Câu 6. Việc thực hiện “Kế hoạch Mácsan” đã tác động như thế nào đến đến mối quan hệ giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa?

A. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị.

B. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và quân sự.

C. Tạo nên sự phân chia đối lập về chính trị.

D. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế.

A

Câu 7. Tổ chức nào dưới đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu?

A. SEATO.    

B. NATO.

C. CENTO.

D. ANZUS.

B

Câu 8. Tổ chức Hiệp ước Vácsava là tổ chức liên minh

A. quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

B. kinh tế - quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

C. chính trị - quân sự của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

D. kinh tế - chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

C

Câu 9. Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (1949) và Tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?

A. Đánh dấu cuộc Chiến tranh lạnh chính thức bắt đầu.

B. Đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực, hai phe, Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.

C. Đặt nhân loại đứng trước nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới mới.

D. Khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa hai phe – phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

B

Câu 10. Định ước Henxinki (8/1975), được kí kết giữa 33 nước châu Âu với Mĩ và Canađa đã tạo nên một cơ chế giải quyết các vấn đề

A. chống khủng bố ở châu Âu.

B. liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu.

C. tranh chấp bằng biện pháp hòa bình ở châu Âu.

D. bảo vệ môi trường ở châu Âu.

B

Câu 11. Sự kiện nào dưới đây được xem là sự kiện chấm dứt cuộc “Chiến tranh lạnh”?

A. Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức được kí kết (1972).

B. Định ước Henxinki được kí kết (1975).                                        

C. Liên Xô và Mĩ kí Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (1972). 

D. Cuộc gặp gỡ không chính thức giữa M.Góocbachốp và G. Busơ (cha) (1989).

D