Bài 6 - 7: Đất nước nhiều đồi núi

Bài 6 - 7: Đất nước nhiều đồi núi

Câu 1. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh

A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

B. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông.

C. Nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa.

D. Đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ.

D

Câu 2. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố khác.

A. Chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam.

B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối.

C. Núi nước ta có địa hình hiểm trở.

D. Núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng.

B

Câu 3. Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho :

A. Địa hình nước ta ít hiểm trở.

B. Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.

C. Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.

D. Thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc.

C

Câu 4.Đồi núi nước ta có sự phân bậc vì :

A. Phần lớn là núi có độ cao dưới 2 000 m.

B. Chịu tác động của vận động tạo núi Anpi trong giai đoạn Tân kiến tạo.

C. Chịu tác động của nhiều đợt vận động tạo núi trong đại Cổ sinh.

D. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực.

B

Câu 5. Đai rừng ôn đới núi cao của nước ta chỉ xuất hiện ở :

A. Độ cao trên 1 000 m. B. Độ cao trên 2 000 m.

C. Độ cao trên 2 400 m. D. Độ cao thay đổi theo miền.

C

Câu 6. Địa hình đồi núi đã làm cho :

A. Miền núi nước ta có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển du lịch.

B. Nước ta giàu có về tài nguyên rừng với hơn 3/4 diện tích lãnh thổ.

C. Sông ngòi nước ta có tiềm năng thuỷ điện lớn với công suất trên 30 triệu kW.

D. Các đồng bằng thường xuyên nhận được lượng phù sa bồi đắp lớn.

C

Câu 7. Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta ?

A. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở.

B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.

C. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng.

D. Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng.

C

Câu 8. Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là :

A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông.

B. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra.

C. Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu.

D. Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi.

A

Câu 9. Ở khu vực phía nam, loại rừng thường phát triển ở độ cao từ 500 m - 1000 m là :

A. Nhiệt đới ẩm thường xanh.                   B. Á nhiệt đới.

C. Ôn đới.                                                     D. Á nhiệt đới trên núi.

A

Câu 10. Tác động tiêu cực của địa hình miền núi đối với đồng bằng của nước ta là :

A. Mang vật liệu bồi đắp đồng bằng, cửa sông.

B. Chia cắt đồng bằng thành các châu thổ nhỏ.

C. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt.

D. Ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa tây nam gây khô nóng.

B