BÀI 28 VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

BÀI 28 VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

BÀI 28

VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP


 

I. Khái niệm

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường.

III. Các hình thức chủ yêu tổ chức lãnh thổ công nghiệp

a. Điểm công nghiệp

-       Là hình thức tổ chức đơn giản nhất, trên đó gồm 1, 2, 3 xí nghiệp được phân bố ở nơi gần nguồn nguyên, nhiên liệu.

-       Đặc điểm:

·      Gồm nhiều xí nghiệp phân bố lẻ tẻ, phân tán.

·      Nằm cùng với một điểm dân cư.

·      Phân công lao động về mặt địa lý, các xí nghiệp độc lập về kinh tế có công nghệ sản phẩm hoàn chỉnh.

-       Phân bố: Ở nước ta có nhiều điểm công nghiệp, các điểm công nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên.

b. Khu công nghiệp

-       Là khu vực có ranh giới nhất định, có kết cấu hạn tầng tương đối tốt và sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

-       Đặc điểm:

·      Có ranh giới rõ ràng.

·      Vị trí địa lý thuận lợi, không có dân sinh sống.

·      Tập trung nhiều các xí nghiệp công nghiệp, hợp tác sản xuất cao.

·      Chi phí sản xuất thấp, các sản phẩm để tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu.

·      Được hưởng các chính sách ưu tiên của Nhà nước.

-       Qui mô:

·      Diện tích 50ha trở lên đến vài trăm ha.

·      Gồm nhiều xí nghiệp liên kết với nhau nên có số lượng công nhân nhiều và có tay nghề.

·      Ngoài khu công nghiệp tập trung còn có các khu chế xuất và khu công nghệ cao…

·      8 - 2007, cả nước đã hình thành 150 khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Trong đó, có 90 khu đã đi vào hoạt động và 60 khu đang trong giai đoạn xây dựng.

-       Phân bố: Các khu công công nghiệp phân bố không đồng đều, tập trung nhất ở Đông Nam Bộ (TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu), sau đó đến Đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hải Phòng) và Duyên Hải miền Trung.

c. Trung tâm công nghiệp

-       Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, là khu vực tập trung công nghiệp gắn với đô thị vừa và lớn.

-       Đặc điểm:

·      Gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ về qui trình, công nghệ.

·      Có các xí nghiệp nòng cốt (hạt nhân), các xí nghiệp bổ trợ, phục vụ.

·      Là nơi ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến.

·      Nơi có cư dân sinh sống, cơ sở hạn tầng vật chất tương đối đồng bộ.

-       Qui mô: Lớn, có tầm ảnh hưởng  đối với nền kinh tế của quốc gia.

-       Phân loại:

·      Dựa vào vai trò của trung tâm công nghiệp trong sự phân công lao động theo lãnh thổ, bao gồm các nhóm:

·      Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia

·      Các trung tâm có ý nghĩa địa phương

·      Dựa vào giá trị sản xuất công nghiệp, chia thành:

·      Các trung tâm rất lớn (TP. HCM)

·      Các trung tâm lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu)

·      Các trung tâm trung bình (Việt Trì, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ)

d. Vùng công nghiệp

-       Khái niệm: Đây là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

-       Có hai loại:

·      Vùng ngành: Là tập hợp về lãnh thổ các xí nghiệp cùng loại => Đơn ngành.

·      Vùng tổng hợp: Gồm các xí nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau => Đa ngành.

-       Đặc điểm:

·      Bao gồm các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau.

·      Có ngành công nghiệp chủ chốt, chuyên môn hóa cao.

·      Các ngành phục vụ bổ trợ.

-       Qui mô:

·      Vùng công nghiệp phân bố trên một qui mô lãnh thổ rộng lớn.

·      Có tầm ảnh hưởng lớn nền kinh tế trong nước và sức hút với khu vực và thế giới.

·      Cả nước phân thành 6 vùng công nghiệp.

·      Vùng 1: Các tỉnh thuộc Trung Du và miền núi Bắc Bộ (trừ Quảng Ninh)

·      Vùng 2: Các tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hoa, Nghệ An và Hà Tĩnh.

·      Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận

·      Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên trừ Lâm Đồng

·      Vùng 5: Các tỉnh Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng

·      Vùng 6: Các tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long