BÀI 22 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

BÀI 22 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

BÀI 22

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

 

1. Ngành trồng trọt



Chiếm gần 75% giá trị sản lượng nông nghiệp

a. Sản xuất lương thực:

- Việc đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt:

·      Đảm bảo lương thực cho nhân dân

·      Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi

·      Làm nguồn hàng xuất khẩu

·      Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp

- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất lương thực:

·      Điều kiện tự nhiên

·      Điều kiện kinh tế - xã hội.

-  Tuy nhiên cũng có những khó khăn: thiên tai, sâu bệnh...

- Những xu hướng chủ yếu trong sản xuất lương thực

b. Sản xuất cây thực phẩm:

c. Sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả:

v Cây công nghiệp:

- Ý nghĩa của việc phát triển cây công nghiệp

·      Sử dụng hợp lí tài nguyên đất, nước và khí hậu

·      Sử dụng tốt hơn nguồn lao động nông nghiệp, đa dạng hóa nông nghiệp.

·      Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

·      Là Mặt hàng xuất khẩu quan trọng

- Điều kiền phát triển:

·      Thuận lợi (về tự nhiên, xã hội)

·      Khó khăn (thị trường)

- Nước ta chủ yếu trồng cây công nhiệp có nguôn gốc nhiệt đới, ngoài ra còn có một số cây có nguồn gốc cận nhiệt.

- Cây công nghiệp lâu năm:

·      Có xu hướng tăng cả về năng suất, diện tích, sản lượng

·      Đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp

·      Nước ta đã hình thành được các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm với qui mô lớn.

·      Các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu: cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa, chè...

- Cây công nghiệp hàng năm: mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói,, tằm, thuốc lá...

2. Ngành chăn nuôi

 

-       Tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.

-       Xu hướng:

·      Tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá

·      Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.

·      Các sản phẩm không qua giết thịt (trứng, sữa) chiếm tỉ trọng ngày càng cao.

-       Điều kiện phát triển:

·      Thuận lợi: Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo; các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.

·      Khó khăn: Giống gia súc, gia cầm năng suất thấp; chất lượng chưa cao; dịch bệnh trên diện rộng.

a) Chăn nuôi lợn và gia cầm

-       Lợn và gia cầm là hai nguồn cung cấp thịt chủ yếu, tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

·      Đàn lợn hơn 27 triệu con (năm 2005), cung cấp trên 3/4 sản lượng thịt các loại.

·      Gia cầm trên 250 triệu con (năm 2003), cung cấp hơn 1/2 phần còn lại.

·      Do dịch bệnh H5N1, gia cầm giảm mạnh.

·      Chăn nuôi gà công nghiệp phát triển mạnh ở các tỉnh giáp các thành phố lớn.

b) Chăn nuôi gia súc ăn cỏ

-       Chăn nuôi gia súc ăn cỏ chủ yếu dựa vào các đồng cỏ tự nhiên.

·      Trâu ổn định ở mức 2,9 triệu con, nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ

·      Bò từ chỗ chỉ bằng 2/3 đàn trâu (1980) đến năm 2005  tăng mạnh (5,5 triệu con), nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

·      Chăn nuôi bò sữa phát triển ở ven thành phố lớn với tổng đàn khoảng 50 nghìn con.

·      Chăn nuôi dê, cừu cũng tăng mạnh (540 nghìn con, năm 2000; tăng lên 1314 nghìn con, năm 2005).