BÀI 30 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC

BÀI 30 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC

BÀI 30
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC



 

I. Giao thông vận tải

Mạng lưới giao thông vận tải của nước ta phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình.

1. Đường bộ (đường ô tô)

+ Sự phát triển:

- Mở rộng và hiện đại hoá, phủ kín các vùng.

- Phương tiện tăng nhanh, chất lượng tốt.

- Khối lượng hàng hoá, hành khách vận chuyển và luân chuyển tăng nhanh.

+ Các tuyến đường:

- Quốc lộ 1: 2300 km

- Đường Hồ Chí Minh

=> Là 2 tuyến quan trọng nhất

·      Bắc: QL 5, 2, 3, 6.

·      Miền Trung: QL 7, 8, 9, 24, 19, 25, 26, 27.

·      Đông Nam Bộ: QL 13, 22, 51.

2. Đường Sắt

 

 Sự phát triển:

- 3143 km đường sắt

- Hiệu quả chất lượng phục vụ tăng nhanh.

- Khối lượng hàng hoá , hành khách vận chuyển và luân chuyển tăng.

+ Các tuyến chính:

- Thống Nhất: 1726km

- Hà Nội - Hải Phòng

- Hà Nội - Lào cai

- Hà Nội - Thái Nguyên

- Hà Nội - Đồng Đăng…

3. Đường Sông

+ Sự phát triển:

- 11000km đường sông.

- Mới được khai thác.

- Phương tiện chưa hiện đại.

- Khối lượng hàng hoá, hành khách vận chuyển và luân chuyển tăng chậm.

+ Các tuyến chính:

- Sông Hồng- Sông Thái Bình

- Sông Mê Công - Sông Đồng Nai

4. Đường Biển

 

+ Sự phát triển:

- Vị thế ngày càng nâng cao

- 73 cảng biển

- Khối lượng hàng hoá  vận chuyển và luân chuyển tăng rất nhanh

+ Các tuyến chính:

·      Hải Phòng – TP.HCM:  1500km

·      Hải Phòng – Đà Nẵng: 500km

·      Hải Phòng – Hông Kông

·      TP.HCM - Hồng Kông …

Các cảng chính: Cái Lân, Hải Phòng, Nghi Sơn, Cửa Lò, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Nha Trang, Cam Ranh, Thị Vải, Sài Gòn...

5. Đường hàng không

+ Sự phát triển:

 - Trẻ nhưng phát triển nhanh

- Khối lượng hàng hoá, hành khách vận chuyển và luân chuyển tăng nhanh nhất.

- Cả nước có 19 sân bay (5 sân bay quốc tế)

6. Đường ống

Gắn liền với ngành dầu, khí: Bãi Cháy- Hạ Long, Côn Sơn- Bà Rịa

II. Thông tin liên lạc

-       Ngành thông tin liên lạc gồm 2 hoạt động chính: bưu chính và viễn thông.

1. Bưu chính

-       Mạng lưới phân bố rộng khắp.

-       Hạn chế: Mạng lưới phân bố chưa hợp lý, công nghệ còn lạc hậu, chưa tương xứng với chuẩn quốc tế, thiếu lao động trình độ cao…

-       Định hướng phát triển theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa.

2. Viễn thông

-       Tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, đạt mức trung bình 30%/năm. Đến 2005, cả nước có 15, 8 triệu thuê bao điện thoại, đạt 19 thuê bao/100 dân.

-       Đón đầu được các thành tựu kĩ thuật hiện đại

-       Chú trọng đầu tư công nghệ mới và đa dịch vụ.

-       Hệ thống vệ tinh thông tin và cáp quang hiện đại đã kết nối với mạng thông tin quốc tế.

-       Mạng lưới viễn thông:

·      Mạng điện thoại: nội hạt, đường dài, cố định và di động.

·      Mạng phi thoại: fax, telex

·      Mạng truyền dẫn: có nhiều phương thức khác nhau: mạng truyền dẫn viba, truyền dẫn cáp sợi quang… Năm 2005, có hơn 7,5 triệu người sử dụng Internet, chiếm 9% dân số.

-       Năm 2005, Việt Nam có hơn 7,5 triệu người sử dụng Internet, chiếm 9,0% dân số, thuộc hạng cao nhất Châu Á.