BÀI 33 VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

BÀI 33 VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

BÀI 33

VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG



I. Các thế mạnh và hạn chế của vùng

1. Các thế mạnh

a. Vị trí địa lí:

- Diện tích: 15.000 km2, chiếm 4,5% diện tích tự nhiên của cả nước.

- Dân số: 18,2 triệu người (2006), chiếm 21,6% dân số cả nước.

- Gồm 11 tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.

- Giáp Trung du - miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và vịnh Bắc Bộ.

=> Ý nghĩa:

- Dễ dàng giao lưu kinh tế với các vùng khác và với nước ngoài.

- Gần các vùng giàu tài nguyên.

Cảng Hải Phòng

b. Tài nguyên thiên nhiên:

- Diện tích đất nông nghiệp khoảng 760.000 ha, trong đó 70% có độ phì cao và trung bình, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng.

- Tài nguyên nước phong phú, có giá trị lớn về kinh tế: nước sông (hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình), nước ngầm, nước nóng, nước khoáng.

- Tài nguyên biển: bờ biển dài 400 km, vùng biển có tiềm năng lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế (đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông, du lịch)

- Khoáng sản không nhiều, có giá trị là đá vôi, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.

c. Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Dân cư đông nên có lợi thế:

·      Có nguồn lao động dồi dào, nguồn lao động này có nhiều kinh nghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao.

·      Tạo ra thị trường có sức mua lớn.

- Chính sách: có sự đầu tư của Nhà nước và nước ngoài.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật và kết cấu hạ tầng phát triển mạnh (giao thông, điện, nước, thuỷ lợi, xí nghiệp, nhà máy…)

2. Hạn chế

- Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép về nhiều mặt.

- Thường có thiên tai.

- Sự suy thoái một số loại tài nguyên.

II. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

 

1. Thực trạng

-       Cơ cấu kinh tế đồng bằng sông Hồng đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm.

-       Tỉ trọng giá trị sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp giảm, công nghiệp – xây dựng tăng, dịch vụ có nhiều biến chuyển từ năm 1986 đến năm 2005 :

·      Khu vực I: 49,5% – 25,1%;

·      Khu vực II: 21,5% – 29,9%;

·      Khu vực III: 29,0% – 45,0%.

-> Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.

-> Trước 1990, khu vực I chiếm tỉ trọng cao nhất. Sau 1990, khu vực III chiếm tỉ trọng cao nhất.

2. Các định hướng chính

Xu hướng chung

-       Tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I và tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II và khu vực III

-       Phấn đấu đến năm 2010 các chỉ tiêu sẽ đạt là khu vực I : 20%, khu vực II : 34% và khu vực III: 46%.

Trong nội bộ ngành:

-       Khu vực I:

·      Giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thuỷ sản.

·      Trồng trọt: giảm tỉ trọng cây lương thực và tăng dần tỉ trọng cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.

-       Khu vực II:

·      Gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm để sử dụng có hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên và con người của vùng.

·      Các ngành công nghiệp như: chế biến lương thực – thực phẩm, ngành dệt – may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí – kĩ thuật điện – điện tử.

-       Khu vực III:

·      Du lịch: phát triển du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo,…