Bài 10: Cách mạng khoa học - công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

Bài 10: Cách mạng khoa học - công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX

Câu 1. Nguồn gốc sâu xa cuộc cách mạng khoa học công nghệ thế kỉ XX theo nghĩa đủ nhất là gì:

A.Do sự bùng nổ dân số.

B.Do đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

C. Yêu cầu của việc cải tiến vũ khí, sáng tạo vũ khí mới.

D. Yêu cầu chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh hạt nhân.

B

Câu 2: Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của?

A. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế.

B. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.

C. Sự ra đời các công ty xuyên quốc gia.

D. Quá trình thống nhất thị trường thế giới.

B

Câu 3. Nội dung của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ hai diễn ra trong lĩnh vực khoa học cơ bản có ý nghĩa?

A.Tạo cơ sở lý thuyết cho các khoa học khác và nền móng của tri thức.

B.Giúp cho nhân loại phát minh ra nhiều ngành khoa học mới.

C.Giải quyết những vấn đề kĩ thuật phục vụ cuộc sống con người.

D.Tìm ra nguồn năng lượng mới.

A

Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây không có trong cuộc cách mạng KHKT lần 1 và là đặc trưng của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2?

A. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.  

B. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn.

C. Mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa vào các ngành khoa học cơ bản.

D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.    

A

Câu 5. Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai:

A. Anh.                    B. Mỹ.           C. Pháp.                                D. Nhật

B

Câu 6: Đặc trưng cơ bản của cách mạng kỉ thuật là gì?

A. Cải tiến việc tổ chức sản xuất.

B. Cải tiến, hoàn thiện những phương tiện sản xuất (công cụ, máy móc…) .

C. Cải tiến việc quản lí sản xuất.

D. Cải tiến việc phân công lao động.

B

Câu 7: Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng khoa học – kĩ thuật lần 2 là gì?

A. Tạo ra 1 khối lượng hàng hóa đồ sộ.

B. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ.

C. Thay đổi 1 cách cơ bản các nhân tố sản xuất.  

D. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.

C

Câu 8 :Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật sau CTTG2 là

A. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

B. Kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp

C. Sự bùng nổ các lĩnh vực khoa học- công nghệ.

D. Mọi phát minh kỹ thuật  đều bắt nguồn từ sản xuất.

A

Câu 9 : Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại dẫn đến một hiện tượng là:

A. Sự bùng nổ thông tin

B. Đầu tư vào khoa học cho lãi cao hơn so với đầu tư  vào các lĩnh vực khác.

C. .Mọi phát minh về kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.

D. Cuộc cách mạng xanh

A

Câu 10: Một trong những biểu hiện của Xu thế toàn cầu hóa là

A.Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực .

B.Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế  khu vực .

C.Sự ra đời của các tổ chức liên kết quân sự, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực .

D.Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, quân sự và khu vực
A