BÀI 2: HÀNG HÓA - TIỀN TỆ - THỊ TR­ƯỜNG

BÀI 2: HÀNG HÓA - TIỀN TỆ - THỊ TR­ƯỜNG

HÀNG HÓA - TIỀN TỆ - THỊ TR­ƯỜNG

 

1. Hàng hóa.

a. Hàng hóa là gì?

- Khái niệm hàng hóa: Là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua - bán.

- Hàng hóa tồn tại:  +  Vật thể

                                 + Phi vật thể

b. Thuộc tính của hàng hóa

* Giá trị sử dụng của hàng hóa

- Là công dụng của vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu của con ng­ười

- Nó là một phạm trù vĩnh viễn vì: nó  do thuộc tính tự nhiên của nó quyết định và là nội dung vật chất quyết định

* Giá trị của hàng hóa

- Đ­ược biểu hiện thông qua giá trị trao đổi mà giá trị trao đổi là quan hệ về số lư­ợng.

- Vậy: Giá trị của hàng hóa là lao động của ng­ười sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa

- L­ượng giá trị hàng hóa đư­ợc đo bằng số lượng thời gian lao động hao phí sản xuất ra hàng hóa (giờ, phút, ngày...)

- Thời gian lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa của từng ngư­ời gọi là thời gian lao động cá biệt

- Thời gian lao động xã hội cần thiết: Thời gian lao động đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình, trong những điều kiện trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định

=> Hàng hóa là sự thống nhất của hai thộc tính: giá trị sử dụng và giá trị, nhưng là sự thống nhất của hai mặt đối lập, thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thành hàng hóa.

2. Tiền tệ.

a. Nguồn gốc và bản chất của tiền.

- Tiền tệ xuất hiện là kết quả của quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và của các hình thái giá trị.

- Có 4 hình thái giá trị phát triển từ thấp lên cao dẫn đến sự ra đời của tiền tệ:

- Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên

+ Trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng

+ Xuất hiện khi xã hội nguyên thuỷ tan rã

+ Ví dụ  1 con gà         =         10 kg chè khô

 Hình thái tương đối               Hình thái ngang giá

+ Nhược điểm: chưa tính đến thời gian hao phí để làm ra sản phẩm (Gía trị hàng hóa)

- Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng

+ Ví dụ  1 con gà  =   10 kg thóc

                              =   2 kg chè khô

                              =   20 kg sắn

+ Trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng

+ Đã tính đến giá trị của hàng hoá (So sánh giá trị hàng hóa A khi trao đổi với hàng hóa B)

+ Một hàng hóa có thể trao đổi với nhiều hàng hóa khác

- Hình thái chung

+ Ví dụ 1 mét vải = 1 con gà

                             = 10 kg thóc

                             = 5 kg chè

                             = 2 cái rìu

                             = 0.2 gam vàng

+ Gía trị hàng hóa được thể hiện ở một hàng hóa đóng vai trò vật ngang giá chung tức trao đổi gián tiếp

+ Nhược điểm: Vật ngang giá chung chưa cố định ở một hàng hóa nào cả, còn cồng kềnh, hao mòn, khó di chuyển.

- Hình thái tiền tệ

+ Ví dụ: 0.2 gam vàng = 1 con gà

                                     = 10 kg thóc

                                     = 5 kg chè

                                     = 2 cái rìu

                                     = 1 m vải

+ Vàng, bạc làm vật ngang giá chung cho mọi sự trao đổi.

Thứ nhất: Vàng là hàng hóa nên nó có hai thuộc tính (giá trị và giá trị sử dụng)

Thứ hai: Thuộc tính tự nhiên: thuần nhất, ít hư hỏng, dễ chia nhỏ, có giá trị

- Bản chất của tiền

+ Là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung

+ Biểu hiện mqhệ giữa những người sản xuất hàng hóa

b. Chức năng của tiền

- Thước đo giá trị

+ Dùng để đo lường

+ Là biểu hiện giá trị hàng hóa

+ Gía cả hàng hóa được quyết định bởi các yếu tố

. Gía trị hàng hoá

. Gía trị tiền tệ

. Quan hệ cung cầu

+ Ví dụ 1kg chè khô  = 30.000đ

- Phương tiện lưu thông

+ Tiền đóng vai trò là môi giới trong trao đổi H2 vận động theo công thức  H – T – H

     . H – T là bán

     . T – H là mua

+ VD H – T – H  (cụ thể)

- Phượng tiện cất trữ

+ Tiền được rút ra khỏi lưu thông

+ Ví dụ Vàng, bạc, tiền giấy,…

- Phương tiện thanh toán

+ Dùng để chi trả sau khi mua bán như: mua hàng, trả nợ, nộp thuế...

+ Cách thanh toán:  Tiền mặt

                                 Chuyển tài khoản

                                 Thẻ ATM

- Tiền tệ thế giới

+ Xuất hiện khi trao đổi hàng hoá vượt qua biên giới quốc gia

+ Phải là tiền vàng, bạc hoặc tiền được công nhận là p.tiện thanh toán quốc tế

c. Quy luật lưu thông tiền tệ

- Lưu thông tiền tệ do lưu thông hàng hóa quy định

                                                                     

- Công thức (quy luật lưu thông tiền giấy)
        

M: S.lượng tiền cần cho lưu thông

P: Giá của một đơn vị H2

Q: S.lượng H2 đem ra lưu thông

V: Vòng luân chuyển T.bình của một đ.vị H2

+ M tỉ lệ thuận với P, Q

+ M tỉ lệ ngịch với V

- Lạm phát

+ Số lượng tiền vượt qua khối lượng hàng hóa thực tế trong xã hội

+ Hậu quả: giá cả hàng hóa tăng, sức mua của tiền giảm, đời sống nhân dân khó khăn, quản lý nền kinh tế của nhà nước kém...

3. Thị trường.

a. Thị trường là gì.

- Theo nghĩa hẹp: là nơi diễn ra sự trao đổi, mua bán hàng háo   Ví dụ: chợ, cửa hàng…

- Theo nghĩa rộng: là tổng thể các mối quan hệ cạnh tranh, cung cầu, giá cả, giá trị…

- Khái niệm thị trường: là lĩnh vực trao đổi mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại với nhau để xác định giá cả và số lượng hành hóa dịch vụ.

- Thị trường ra đời, phát triển cùng với sự ra đời, phát triển của sản xuất va lưu thông hàng hoá.

- Phân loại thị trường

+ Theo đối tượng giao dịch mua bán: có thị trường từng loại hàng hoá, dịch vụ

+ Theo vai trò của các đối tượng mua bán: có thị trường các yếu tố sản xuất, thị trường vốn, lao động, khoa học công nghệ .

+ Theo cơ chế vận hành: có thị trường tự do, cạnh tranh, thị trường tự do gắn với điều tiết của chính phủ

+ Theo phạm vi: có thị trường địa phương, khu vực, trong nước, nước ngoài

- Các nhân tố của thị trường

    . Hàng hoá

    . Tiền tệ

    . Người mua – bán gồm: quan hệ H-T, Mua bán, Cung cầu, Giá cả - hàng hoá

b. Các chức năng của thị trường.

- Chức năng thực hiện (thừa nhận) giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá.

+ Hàng hoá bán được tức là xã hội thừa nhận hàng hóa đó phù hợp nhu cầu của thị trường thì giá trị của nó được thực hiện.

+ Hàng hoá bán được người sản xuất có tiền, có lãi thì lại tiếp tục sản xuất và mở rộng sản xuất.

- Chức năng thông tin.

+ Cung cấp thông tin về những biến động của nhu cầu xã hội.

+ Những thông tin thị trường cung cấp: quy mô cung – cầu, giá cả, chất lượng, cơ cấu, chủng loại, điều kiện mua - bán.

+ Giúp cho người bán đưa ra quyết định kịp thời và người mua sẽ điều chỉnh việc mua cho phù hợp.

- Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất  và tiêu dùng.

+ Sự biến động của cung – cầu trên thị trường điều tiết kích thích các yếu tố sản xuất.

+ Đối với người sản xuất: giá cao thì tăng sản xuất và ngược lại.

+ Đối với lưu thông: điều tiết hàng hoá và dịch vụ theo giá.

+ Đối với người tiêu dùng: giá cao thì giảm mua và ngược lại