Bài 34: Kính thiên văn

Bài 34: Kính thiên văn

1/ Kính thiên văn có 2 bộ phận chính là vật kính và thị kính, trong đó:

A. Vật kính là 1 TKHT có tiêu cự  dài, thị kính là 1 TKHT có tiêu cự ngắn.

B. Vật kính là 1 TKHT có tiêu rất ngắn, thị kính là 1 TKHT có tiêu cự  ngắn.

C. Vật kính là 1 TKHT có tiêu cự  ngắn, thị kính là 1 TKHT có tiêu cự  dài.

D. Vật kính là 1 TKHT có tiêu cự  ngắn, thị kính là 1 TKHT có tiêu cự  dài.

A

2/ Kính thiên văn khúc xạ gồm 2 thấu kính hội tụ:

A. Vật kính là 1 TKHT có tiêu cự  dài, thị kính là 1 TKHT có tiêu cự ngắn.

B. Vật kính là 1 TKHT có tiêu rất ngắn, thị kính là 1 TKHT có tiêu cự  ngắn.

C. Vật kính là 1 TKHT có tiêu cự  ngắn, thị kính là 1 TKHT có tiêu cự  dài.

D. Vật kính là 1 TKHT có tiêu cự  ngắn, thị kính là 1 TKHT có tiêu cự  dài.

C

3/ Nhận định nào sau đây không đúng về kính thiên văn?

A. Kính thiên văn là quang cụ bổ trợ cho mắt để quan sát những vật ở rất xa;

B. Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn;          C. Thị kính là một kính lúp;

D. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính được cố định.

D

4/ Chức năng của thị kính ở kính thiên văn là

A. tạo ra một ảnh thật của vật tại tiêu điểm của nó.                    B. dùng để quan sát vật với vai trò như kính lúp.

C. dùng để quan sát ảnh tạo bởi vật kính với vai trò như một kính lúp.          D. chiếu sáng cho vật cần quan sát.

C

5/ Qua vật kính của kính thiên văn, ảnh của vật hiện ở

A. tiêu điểm vật của vật kính.             B. tiêu điểm ảnh của vật kính.

C. tiêu điểm vật của thị kính.              D. tiêu điểm ảnh của thị kính.

B

6/ Khi ngắm chừng ở vô cực qua kính thiên văn thì phải điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng

A. tổng tiêu cự của chúng.                  B. hai lần tiêu cự của vật kính.

C. hai lần tiêu cự của thị kính.   D. tiêu cự của vật kính.

A

7/ Khi ngắm chừng ở vô cực qua kính thiên văn, độ bội giác phụ thuộc vào

A. tiêu cự của vật kính và tiêu cự của thị kính.      B. tiêu cự của vật kính và khoảng cách giữa hai kính.

C. tiêu cự của thị kính và khoảng cách giữa hai kính.

D. tiêu cự của hai kính và khoảng cách từ tiêu điểm ảnh của vật kính và tiêu điểm vật của thị kính.

A

8/ Khi một người mắt tốt quan trong trạng thái không điều tiết một vật ở rất xa qua kính thiên văn, nhận định nào sau đây không đúng?

A. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính bằng tổng tiêu cự hai kính;

B. Ảnh qua vật kính nằm đúng tại tiêu điểm vật của thị kính;

C. Tiêu điểm ảnh của thị kính trùng với tiêu điểm vật của thị kính;

D. Ảnh của hệ kính  nằm ở tiêu điểm vật của vật kính.

D

9/ Khi điều chỉnh kính thiên văn để ngắm chừng ở vô cực, phải thực hiện thao tác nào?

A. dời vật kính.                     B. dời thị kính.              C. dời toàn thể kính.                      D. dời mắt.

B

10 Gọi f1 và f2 là vật kính và thị kính của kính thiên văn. Số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực là:

A. f1 + f2.                   B. f1 / f2.                                   C. f2 / f1.                        D. Một biểu thức khác.

B