Bài 25: Tự cảm

Bài 25: Tự cảm

 

TỰ CẢM

I. Từ thông riêng qua một mạch kín

  Từ thông riêng của một mạch kín có dòng điện chạy qua: F = Li

  Độ tự cảm của một ống dây:

L = 4p.10-7.m.\(\frac{{{N^2}}}{l}\).S

  Đơn vị của độ tự cảm là henri (H)

1H = \(\frac{{1{W_b}}}{{1A}}\)

II. Hiện tượng tự cảm

1. Định nghĩa

  Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên của từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch.

2. Một số ví dụ về hiện tượng tự cảm

a) Ví dụ 1

  Khi đóng khóa K, đèn 1 sáng lên ngay còn đèn 2 sáng lên từ từ.

  Giải thích: Khi đóng khóa K, dòng điện qua ống dây và đèn 2 tăng lên đột ngột, khi đó trong ống dây xuất hiện suất điện động tự cảm có tác dụng cản trở sự tăng của dòng điện qua L. Do đó dòng điện qua L và đèn 2 tăng lên từ từ.

b) Ví dụ 2

  Khi đột ngột ngắt khóa K, ta thấy đèn sáng bừng lên trước khi tắt.

  Giải thích: Khi ngắt K, dòng điện iL giảm đột ngột xuống 0. Trong ống dây xuất hiện dòng điện cảm ứng cùng chiều với iL ban đầu, dòng điện này chạy qua đèn và vì K ngắt đột ngột nên cường độ dòng cảm ứng khá lớn, làm cho đén sáng bừng lên trước khi tắt..

III. Suất điện động tự cảm

1. Suất điện động tự cảm

  Suất điện động cảm ứng trong mạch xuát hiện do hiện tượng tự cảm gọi là suất điện động tự cảm.

  Biểu thức suất điện động tự cảm:

etc = - L\(\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}\)

  Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch.

2. Năng lượng từ trường của ống dây tự cảm

W = \(\frac{1}{2}\)Li2.

IV. Ứng dụng

  Hiện tượng tự cảm có nhiều ứng dụng trong các mạch điện xoay chiều. Cuộn cảm là một phần tử quan trọng trong các mạch điện xoay chiều có mạch dao động và các máy biến áp.