Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn

Bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn

1/ Nhận định nào sau đây không đúng về điện trở của chất bán dẫn?

A. thay đổi khi nhiệt độ thay đổi;                   B. thay đổi khi có ánh sáng chiếu vào;

C. phụ thuộc vào bản chất;                             D. không phụ thuộc vào kích thước.

D

2/ Silic pha tạp asen thì nó là bán dẫn

A. hạt tải cơ bản là eletron và là bán dẫn loại n.      B. hạt tải cơ bản là eletron và là bán dẫn loại p.

C. hạt tải cơ bản là lỗ trống và là bán dẫn loại n.     D. hạt tải cơ bản là lỗ trống và là bán dẫn loại p.

A

3/ Silic pha pha tạp với chất nào sau đây không cho bán dẫn loại p?

A. bo.                          B. nhôm.                     C. gali.                        D. phốt pho.

D

4/ Lỗ trống là

A. một hạt có khối lượng bằng electron nhưng mang điện +e.

B. một ion dương có thể di chuyển tụ do trong bán dẫn.

C. một vị trí liên kết bị thếu electron nên mang điện dương.

D. một vị trí lỗ nhỏ trên bề mặt khối chất bán dẫn.

C

5/ Pha tạp chất đonơ vào silic sẽ làm

A. mật độ electron dẫn trong bán dẫn rất lớn hơn so với mật độ lỗ trống.

B. mật độ lỗ trống trong bán dẫn rất lớn hơn so với mật độ electron dẫn.

C. các electron liên kết chặt chẽ hơn với hạt nhân.          
D. các ion trong bán dẫn có thể dịch chuyển.

A

6/ Trong các chất sau, tạp chất nhận là

A. nhôm.                     B. phốt pho.                C. asen.                       D. atimon.

A

7/ Nhận xét nào sau đây không đúng về lớp tiếp xúc p – n?

A. là chỗ tiếp xúc bán dẫn loại p và bán dẫn loại n;      
B. lớp tiếp xúc này có điện trở lớn hơn so với lân cận;

C. lớp tiếp xúc cho dòng điện dễ dàng đi qua  theo chiều từ bán dẫn n sang bán dẫn p;

D. lớp tiếp xúc cho dòng điện đi qua dễ dàng theo chiều từ bán dẫn p sang bán dẫn n.

C

8/ Điều nào sau đây là sai khi nói về lớp chuyển tiếp p-n:

A. Lớp chuyển tiếp p-n dẫn điện tốt theo chiều từ p sang n.

B. Lớp chuyển tiếp p-n có tính chất chỉnh lưu.         

C. Lớp chuyển tiếp  p-n dẫn điện tốt theo chiều từ n sang p.

D. Lớp chuyển tiếp p-n có điện trở rất lớn, vì ở đó gần như không có hạt tải điện tự do.

C

9/ Điốt bán dẫn có tác dụng:

A. Cho dòng điện đi theo 2 chiều.                       B. Cho dđ đi theo 1 chiều từ catốt sang anôt.

C. Khuếch đại dòng điện.                                    D. Chỉnh lưu dòng điện.

D

10/ Phát biểu nào sau đây về đặc điểm của chất bán dẫn là không đúng:

A. Điện trở suất của chất bán dẫn lớn hơn so với kim loại nhưng nhỏ hơn so với điện môi.

B. Điện trở suất của chất bán dẫn giảm mạnh khi nhiệt độ tăng.      

C. Điện trở suất phụ thuộc rất mạnh vào hđt.

D. Tính chất điện của bán dẫn phụ thuộc nhiều vào các tạp chất có mặt trong tinh thể.

C